Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 14 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
Câu 1: (4 điểm)
Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của những hình ảnh trong thơ qua đoạn trích sau (khoảng 20
dòng):
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí - Chính Hữu)
Câu 2: (6 điểm)
“Văn học Việt Nam phản ánh tâm hồn Việt Nam với những nét bền vững đã trở thành truyền
thống” (Theo Ngữ văn 9, tập II).
Từ nhận định trên đây, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam qua bài thơ
Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Bếp lửa của Bằng Việt và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành
Long.
Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của những hình ảnh trong thơ qua đoạn trích sau (khoảng 20
dòng):
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí - Chính Hữu)
Câu 2: (6 điểm)
“Văn học Việt Nam phản ánh tâm hồn Việt Nam với những nét bền vững đã trở thành truyền
thống” (Theo Ngữ văn 9, tập II).
Từ nhận định trên đây, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam qua bài thơ
Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Bếp lửa của Bằng Việt và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành
Long.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 14 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_14_kem_huong.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 14 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 14 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (4 điểm) Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của những hình ảnh trong thơ qua đoạn trích sau (khoảng 20 dòng): Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí - Chính Hữu) Câu 2: (6 điểm) “Văn học Việt Nam phản ánh tâm hồn Việt Nam với những nét bền vững đã trở thành truyền thống” (Theo Ngữ văn 9, tập II). Từ nhận định trên đây, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Bếp lửa của Bằng Việt và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. 1
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: (4 điểm) Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của những hình ảnh trong thơ qua đoạn trích sau (khoảng 20 dòng): Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Đồng chí - Chính Hữu) Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ và phân tích đặc sắc nghệ thuật Lời giải chi tiết: 1. Viết đoạn văn ngắn khoảng 20 dòng. - Trong bức tranh trên, nổi lên nền cảnh rừng khuya giá rét, là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. - Câu thơ thể hiện được điều kiện chiến đấu đầy khắc nghiệt, nơi rừng núi hoang vu hiểm trở, những trận sương muối lạnh buốt người. Trong không gian, điều kiện khó khăn ấy, những người lính vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Sức mạnh của tình đồng đội đã giup họ vượt lên trên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang của mùa đông, sương muối giá rét. - Tình đồng chí, đồng đội thật đẹp, những khó khăn không làm những người lính nản chí, họ cùng nhau chiến đấu. Cùng sống, cùng chiến đấu và cùng nhau vượt qua những hiểm nguy - Hình ảnh vầng trăng treo trên ngọn súng gợi ra ánh sáng của hòa bình, của tự do. Ánh sáng của niềm lạc quan cách mạng 2
- 2. Vẻ đẹp và ý nghĩa của những hình ảnh thơ trong đoạn thơ: Hình ảnh thơ nổi bật biểu tượng đẹp về tình đồng chí, tình đồng đội. - “Đêm nay rừng hoang sương muối”: Cảnh rừng hoang sương muối hoang vắng, lạnh lẽo -> sự gian khổ của cuộc sống chiến đấu của người lính. - “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”: sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó trong tư thế “chờ giặc tới”. - “Đầu súng trăng treo”: + “Súng”: hình ảnh của người lính, là biểu tượng của cuộc chiến đấu khắc nghiệt. + “Trăng”: hình ảnh dịu êm, biểu tượng cho hoà bình. ⟶ Súng và trăng: hình ảnh vừa thực vừa mộng. Hai hình ảnh thơ đẹp. cô đọng, gợi cảm hoà quyện với nhau thể hiện mục đích của cuộc chiến đấu, là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí, đồng đội trong những ngày đầu kháng chiến gian khổ chống Pháp. Câu 2: (6 điểm) “Văn học Việt Nam phản ánh tâm hồn Việt Nam với những nét bền vững đã trở thành truyền thống” (Theo Ngữ văn 9, tập II). Từ nhận định trên đây, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, Bếp lửa của Bằng Việt và Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Phương pháp: Từ nội dung bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Lặng lẽ Sa Pa, nêu suy nghĩ làm sáng tỏ nhận định trên. Lời giải chi tiết: Học sinh cần đáp ứng những yêu cầu sau: 3
- 1. Tâm hồn Việt Nam: giàu niềm vui sống, thiết tha yêu cuộc sống. - Tinh thần lạc quan trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: + Thể hiện qua tiếng hát ngân vang “Câu hát căng buồm ”. + Khí thế tiến công vào biển khơi. + Hình ảnh đoàn thuyền phơi phới trở về. - Niềm vui sống, tình yêu cuộc sống trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: thể hiện ở hình ảnh người thanh niên với sự ân cần chu đáo với mọi người, lòng hiếu khách, vườn hoa rực rỡ 2. Tâm hồn Việt Nam: phấn đấu với công việc, tận tụy, đầy tinh thần trách nhiệm. - Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận: + Đoàn thuyền đánh cá làm việc trong đêm với sự náo nức, say mê. + Lao động khẩn trương: “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng ”. - Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: có niềm đam mê với công việc, đầy tinh thần trách nhiệm, thể hiện qua lần “ốp” một giờ sáng. 3. Tâm hồn Việt Nam: giàu đức hi sinh. - Những người dân đánh cá ra đi trong đêm, người thanh niên sống một mình cô đơn và rõ nét nhất là người bà trong Bếp lửa của Bằng Việt. Hình ảnh người bà gợi lên đức hi sinh vì con cháu, vì quê hương đất nước. - Suy nghĩ của bản thân: nét đẹp cơ bản đã trở thành truyền thống trong tâm hồn Việt Nam đã góp phần gìn giữ, nuôi dưỡng, bồi đắp tám hồn Việt Nam. 4