Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 12 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1: Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ nguyên nhân 
nào?

A. Người nói vô lí, vụng về thiếu văn hóa giao tiếp.

B. Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác.

C. Gây chú ý để người nghe hiểu câu nói bao hàm ý nào đó.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Chọn ý kiến không đúng

A. Thuật ngữ có tính chính xác cao.

B. Thuật ngữ có tính biểu cảm.

C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại.

D. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học.

Câu 3: Làm thế nào để trau dồi vốn từ?

A. Biết dùng từ ngữ một cách sáng tạo.

B. Thường xuyên bổ sung từ mới.

C. Nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. 

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Câu thơ: “Giếng nước gốc da nhớ người ra lính” sừ dụng phép tu từ nào?

A. So sánh                      B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa                    D. Nói quá 

pdf 6 trang Quốc Hùng 02/08/2023 2340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 12 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_12_co_huong.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 12 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 12 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) (mỗi câu đúng 0,5 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. Câu 1: Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nào? A. Người nói vô lí, vụng về thiếu văn hóa giao tiếp. B. Phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác. C. Gây chú ý để người nghe hiểu câu nói bao hàm ý nào đó. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Chọn ý kiến không đúng A. Thuật ngữ có tính chính xác cao. B. Thuật ngữ có tính biểu cảm. C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại. D. Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học. Câu 3: Làm thế nào để trau dồi vốn từ? A. Biết dùng từ ngữ một cách sáng tạo. B. Thường xuyên bổ sung từ mới. C. Nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. 1
  2. D. Tất cả các ý trên. Câu 4: Câu thơ: “Giếng nước gốc da nhớ người ra lính” sừ dụng phép tu từ nào? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Nói quá Câu 5: Từ “ngọn” trong câu thơ nào sau đây đưực dùng với nghĩa gốc? A. Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu. B. Lá bàng đang đỏ ngọn cây. C. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng. D. Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy. Câu 6: Lời trao đổi của các nhân vật trong tác phẩm văn học, đặc biệt là văn xuôi thường dược dẫn bằng cách nào? A. Trực tiếp B. Gián tiếp Câu 7: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là những khái niệm thuộc về quan hệ nào? A. Quan hệ về ngữ nghĩa B. Quan hệ về ngữ pháp Câu 8: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: Người ít hiểu biết, kiến thức nông cạn do điều kiện tiếp xúc hạn hẹp? A. Nuôi ong tay áo B. Ếch ngồi đáy giếng C. Cháy nhà ra mặt chuột 2
  3. D. Mỡ để miệng mèo II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) 1.1. Nêu các phương châm hội thoại đã học. 1.2. Các câu sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào? 1. Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt. 2. Tôi nhìn thấy một con lợn to bằng con trâu. 3. Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân. 4. Ăn nhiều rau quả xanh sẽ chữa được một số bệnh về tim mạch. Câu 2: (2 điểm) 2.1. Phân biệt sự khác nhau giữa trường từ vựng và biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ minh hoạ. 2.2. Tìm từ cùng trường từ vựng với: giáo dục và cho biết các từ trong trường từ vựng đó thuộc từ loại gì? Câu 3: (2 điểm) Cho đoạn trích sau: Mưa sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng ngần. Trong nhà tối sầm hẳn đi. Mùi nước mưa mới, ấm ngòn ngọt, ngai ngái. Mưa rèo rèo trên sân, gõ độp trên phên nứa, mái gianh đập lùng bùng, liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, xối lên những rãnh nước sâu. (Tự truyện - Tô Hoài) 3.1. Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn trích trên. 3.2. Tác dụng của các từ tượng thanh đó 3
  4. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 D B D C B A A B II. Phần tự luận: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) 1.1. Nêu các phương châm hội thoại đã học. 1.2. Các câu sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào? 1. Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt. 2. Tôi nhìn thấy một con lợn to bằng con trâu. 3. Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân. 4. Ăn nhiều rau quả xanh sẽ chữa được một số bệnh về tim mạch. Phương pháp: Vận dụng kiến thức về phương châm hội thoại Lời giải chi tiết: 1.1. Các phương châm hội thoại đã học: (1 điểm) - Phương châm về chất. - Phương châm về lượng. - Phương châm quan hệ. - Phương châm cách thức. 4
  5. - Phương châm lịch sự. 1.2. Không tuân thủ phương châm hội thoại: (1 điểm) 1. Phương châm về lượng 2. Phương châm về chất 3. Phương châm về lượng 4. Phương châm về lượng. Câu 2: (2 điểm) 2.1. Phân biệt sự khác nhau giữa trường từ vựng và biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ minh hoạ. 2.2. Tìm từ cùng trường từ vựng với: giáo dục và cho biết các từ trong trường từ vựng đó thuộc từ loại gì? Phương pháp: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng và biệt ngữ xã hội Lời giải chi tiết: 2.1. (1 điểm) *Sự khác nhau giữa trường từ vựng và biệt ngữ xã hội: - Trường từ vựng: là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. * Ví dụ minh hoạ: Trường từ vựng chỉ tính cách con người: hiền, ác, nhân hậu - Biệt ngữ xã hội: là các từ ngữ được dùng hạn chế trong một phạm vi một nhóm xã hội nhất định. * Ví dụ minh hoạ: Từ “ngỗng” (hai), “phao” (tài liệu mang vào phòng thi bất hợp pháp) được dùng hạn chế trong phạm vi học sinh, sinh viên. 5
  6. 2.2. (1 điểm) - Cùng trường từ vựng với giáo dục là: Nhà trường, học sinh, hiệu trưởng, lớp học, bảng đen, phòng thí nghiệm. - Các từ trong trường từ vựng trên đều là danh từ. Câu 3: (2 điểm) 3.1. Tìm các từ tượng thanh có trong đoạn trích trên. 3.2. Tác dụng của các từ tượng thanh đó. Phương pháp: Vận dụng kiến thức về các từ tượng thanh Lời giải chi tiết: 3.1. (1 điểm) Các từ tượng thanh có trong đoạn trích trên: sầm sập, rèo rèo, lùng bùng, ồ ồ. 3.2. (1 điểm) Tác dụng của các từ tượng thanh: Miêu tả những cung bậc âm thanh khác nhau của tiếng mưa rào khi những hạt mưa chạm vào các vật khác nhau. Qua đó, thể hiện sự quan sát tinh tế và cảm nhận cụ thể, tỉ mỉ của tác giả. 6