Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 10 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
Đọc kĩ các câu hỏi sau và khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi.
Câu 1: Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại?
A. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng
xác thực.
B. Khi giao tiếp, phải nói những điều mà mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực.
C. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.
D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu
của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Câu 2: Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại?
A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ.
B. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng
xác thực.
C. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.
D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu
của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_10_kem_huong.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 10 (Kèm hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 10 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. Câu 1: Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại? A. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. B. Khi giao tiếp, phải nói những điều mà mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực. C. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác. D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. Câu 2: Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại? A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ. B. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. C. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác. D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. Câu 3: Những câu sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Mấy anh em mình đều là sinh viên, học sinh đi học. 1
- Mình mua quyển sách này ở ngoài hiệu sách. Chó là loài thú bốn chân. A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất, C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức. Câu 4: Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? 1. Nói có sách, mách có chứng. 2. Ông nói gà, bà nói vịt. 3. Trông đánh xuôi, kèn thổi ngược. 4. Râu ông nọ chắp cằm bà kia. A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất, C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức. Đọc kĩ đoạn văn sau và lựa chọn câu trả lời đúng. Hai ông con theo bậc tam cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình: 2
- - Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ? Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Sách Ngữ văn 9, Tập I, Trang 188) Câu 5: Từ nào sau đây không phải từ láy? A. Rừng rực B. Hồi hộp C. Lững thững D. Thung lũng Câu 6: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì dể miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích trên? A. Nhân hóa, so sánh B. Hoán dụ C. Ẩn dụ D. Điệp ngữ Câu 7: Lời nói của ông hoạ sĩ được dẫn theo cách nào dưới đây? A. Trực tiếp B. Gián tiếp Câu 8: Dấu ngoặc kép trong đoạn trích trên có tác dụng gì? A. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí, bài báo. B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt. C. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp. D.Đánh dấu phần chú thích, giải thích. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) 3
- 1.1. Giải thích nghĩa của thành ngữ: Bảy nổi ba chìm, Dai như đỉa. 1.2. Đặt câu với mỗi thành ngữ trên. Câu 2: (4 điểm) Viết hai đoạn văn nghị luận (3-5 câu) sử dụng theo hai cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp từ ý kiến sau: “Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống, sức cảm xúc, mến yêu và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu” (Xuân Diệu). HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 D B A B D A A B II. Phần tự luận: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) 1.1. Giải thích nghĩa của thành ngữ: Bảy nổi ba chìm, Dai như đỉa. 1.2. Đặt câu với mỗi thành ngữ trên. Phương pháp: Vận dụng kiến thức về thành ngữ Lời giải chi tiết: 1.1. Giải thích nghĩa của thành ngữ: Bảy nổi ba chìm, Dai như đỉa. 4
- - Bảy nổi ba chìm: Số phận, cuộc sống long đong, lận đận, gặp nhiều gian truân vất vả. - Dai như đỉa: Lằng nhằng, lê thê, đeo đẳng mãi không chịu thôi, không chịu buông tha. 2.2. Đặt câu với mỗi thành ngữ trên. - Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bảy nổi ba chìm. - Các cậu ấy ngồi mãi dai như đỉa. Câu 2: (4 điểm) Viết hai đoạn văn nghị luận (3-5 câu) sử dụng theo hai cách dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp từ ý kiến sau: “Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống, sức cảm xúc, mến yêu và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu” (Xuân Diệu). Phương pháp: Nêu suy nghĩ về ý kiến trên Lời giải chi tiết: * Yêu cầu cần đạt: - Nắm vững kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. Lưu ý: Dấu hiệu nhận biết về hai cách dẫn trên. - Nội dung đoạn văn hướng đến: + Tác dụng của văn học đối với cuộc sống tình cảm của con người. + Nó khiến cho con người có đời sống nội tâm phong phú hơn, hoàn thiện hơn. 5