Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 1 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiểu bài văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh. Qua văn bản thể hiện cái nhìn về một
danh lam thắng cảnh gắn liền với giá trị văn hoá, lịch sử.
2. Xác định đối tượng thuyết minh: di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh của Cố đô Huế (lăng
tẩm, chùa chiền, sông Hương...).
3. Xác định các kiến thức (hiểu biết) về đối tượng. Cần đọc các tài liệu liên quan đến danh lam
thắng cảnh định thuyết minh, có thể trực tiếp đến để quan sát, tìm hiểu. Những kiến thức thuyết
minh phải khoa học.
4. Biết sắp xếp bố cục (các phần) theo hướng phân tích - phân loại các mặt của vấn đề thuyết
minh.
5. Xác định các phương pháp được sử dụng khi thuyết minh (so sánh, liệt kê, nêu ví dụ, dùng
số liệu, phân loại, phân tích...).
6. Trình bày theo bố cục, thứ tự mạch lạc, chuẩn xác dễ hiểu. Qua bài viết giúp người đọc yêu
mến danh lam thắng cảnh đó.
7. Khi thuyết minh cần kết hợp các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả.
1. Kiểu bài văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh. Qua văn bản thể hiện cái nhìn về một
danh lam thắng cảnh gắn liền với giá trị văn hoá, lịch sử.
2. Xác định đối tượng thuyết minh: di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh của Cố đô Huế (lăng
tẩm, chùa chiền, sông Hương...).
3. Xác định các kiến thức (hiểu biết) về đối tượng. Cần đọc các tài liệu liên quan đến danh lam
thắng cảnh định thuyết minh, có thể trực tiếp đến để quan sát, tìm hiểu. Những kiến thức thuyết
minh phải khoa học.
4. Biết sắp xếp bố cục (các phần) theo hướng phân tích - phân loại các mặt của vấn đề thuyết
minh.
5. Xác định các phương pháp được sử dụng khi thuyết minh (so sánh, liệt kê, nêu ví dụ, dùng
số liệu, phân loại, phân tích...).
6. Trình bày theo bố cục, thứ tự mạch lạc, chuẩn xác dễ hiểu. Qua bài viết giúp người đọc yêu
mến danh lam thắng cảnh đó.
7. Khi thuyết minh cần kết hợp các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 1 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_1_co_huong_d.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 1 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Đề bài: Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê em. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiểu bài văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh. Qua văn bản thể hiện cái nhìn về một danh lam thắng cảnh gắn liền với giá trị văn hoá, lịch sử. 2. Xác định đối tượng thuyết minh: di tích văn hoá, danh lam thắng cảnh của Cố đô Huế (lăng tẩm, chùa chiền, sông Hương ). 3. Xác định các kiến thức (hiểu biết) về đối tượng. Cần đọc các tài liệu liên quan đến danh lam thắng cảnh định thuyết minh, có thể trực tiếp đến để quan sát, tìm hiểu. Những kiến thức thuyết minh phải khoa học. 4. Biết sắp xếp bố cục (các phần) theo hướng phân tích - phân loại các mặt của vấn đề thuyết minh. 5. Xác định các phương pháp được sử dụng khi thuyết minh (so sánh, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, phân loại, phân tích ). 6. Trình bày theo bố cục, thứ tự mạch lạc, chuẩn xác dễ hiểu. Qua bài viết giúp người đọc yêu mến danh lam thắng cảnh đó. 7. Khi thuyết minh cần kết hợp các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả. II. Dàn ý tham khảo 1. Mở bài - Gợi hứng thú cho người đọc qua việc giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh đó về vị trí địa lí, đặc điểm chung. - Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh ở Cố đô Huế: Chùa Thiên Mụ. 1
- 2.Thân bài - Giới thiệu nguồn gốc, lịch sử của chùa Thiên Mụ: + Chùa Thiên Mụ có nguồn gốc từ câụ chuyện truyền thuyết Nguyễn Hoàng nghe dân chúng nằm mộng gặp một bà già tóc bạc phơ, mặc quần đỏ, áo xanh báo rằng: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa thờ Phật cầu thỉnh linh khí trở về núi này để cầu phúc giúp nước, giúp dân”. Vua cả mừng, tự cho mình là chân chúa, bèn sai người cất dựng chùa, với biển đề: “Thiên Mụ tự”. + Đến năm Ất Tị (1665), Chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa. Năm 1710, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc một quả chuông lớn đường kính l,4m, cao 2,5m, nặng 3285kg. Đây là quả chuông lớn nhất ở Huế, đồng thời là một tác phẩm mĩ thuật quý giá khẳng định nghệ thuật đúc đồng Việt Nam thế kỉ XVIII. + Năm 1714, Chúa Nguyễn Phúc Chu tự làm một bài kí để ghi công đức của mình trong việc chấn hưng đạo Phật khắc vào tấm bia lớn cao 2,6m, rộng l,2m dựng trên một con rùa bằng đá cẩm thạch chạm trổ tinh vi. + Cuối thế kỉ XVIII, chùa bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Năm 1815 và năm 1831, vua Gia Long và vua Minh Mạng cho trùng tu và sửa sang chùa. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho dựng thêm ngoài cửa Nghi Môn một cái tháp hình bát giác cao 21,24m, bảy tầng. Mỗi tầng thờ mỗi đức Như Lai, tầng cao nhất thờ Đức Thế Tôn. Tượng thờ ngày ấy đúc bằng vàng, sau này được thay bằng tượng đồng. + Năm Giáp Thìn (1904), bão lớn ở Huế làm chùa bị đổ nát. Năm 1907, vua Thành Thái cho trùng tu, quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nữa nhưng vẫn cổ kính trang nghiêm. - Vị trí của chùa Thiên Mụ: + Tọa lạc trên đồi Hà Khê, trong một khoảnh đất bằng phẳng hình chữ nhật. + Diện tích khoảng 6 mẫu, cách trung tâm thành phố 5km về phía Tây, thuộc địa phận xã Hương Long, thành phố Huế. - Giới thiệu kiến trúc: + Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong, ngoài. + Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực: ⟶ Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc: bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống, cổng tam quan với 4 trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện. Sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Duyên. Hai bên đình Hương Nguyện có hai lầu bia hình tứ giác (dựng thời Thiệu Tri). Lui về phía sau có hai lầu hình lục giác (một lầu để bia, một lầu để chuông). ⟶ Khu vực phía trong cửa Nghi Môn gồm các điện: Đại Hùng, Địa Tạng; Quan Âm, nhà trai, nhà khách, vườn hoa. Sau cùng là vườn thông tĩnh mịch. 2
- - Vai trò quan trọng của chùa Thiên Mụ trong đời sống tinh thần của người dân Huế nói riêng và người Việt Nam nói chung: + Đây là ngôi chùa cổ nhất, kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là ngôi chùa đẹp nhất của Cố đô Huế. Vua Thiệu Tri liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong số 20 thắng cảnh của đất Thần kinh trong bài Thiên Mụ chung thanh. + Lịch sử huy hoàng của các Chúa Nguyễn trong quá trình khai phá, lập nghiệp ở Đàng Trong có thể nói được mở đầu bằng công trình xây dựng của chùa Thiên Mụ. + Đây là một trong những điểm tham quan của các du khách mỗi khi đến Huế. + Chùa Thiên Mụ huy hoàng, tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua. 3. Kết bài - Cảm nghĩ và niềm tự hào về chùa Thiên Mụ. - Chùa Thiên Mụ sớm chiều tiếng chuông chùa ngân nga vang vọng cùng với khói hương ngào ngạt tỏa ra giữa thanh không vắng lặng đă say đắm và hấp dẫn biết bao lòng người xứ Huế, đặc biệt là du khách bốn phương. * Lưu ỷ: (Xem đáp án và biểu điểm đề 1) 3