Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 2 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án và thang điểm)

Câu 1: Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào?

A. Biểu cảm

B. Miêu tả

C. Thuyết minh

D. Nghị luận

Câu 2: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm lịch sự

B. Phương châm về chất

C. Phương châm quan hệ

D. Phương châm cách thức

Câu 3: Cụm từ “Súng bên súng” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu” nói lên điều gì?

A. Tả thực những khẩu súng đặt nằm bên cạnh nhau

B. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và địch.

C. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu

D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào.

docx 5 trang Quốc Hùng 11/08/2023 660
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 2 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_de_so_2_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Đề số 2 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án và thang điểm)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề khảo sát chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút Đề số 2 Phần trắc nghiệm Câu 1: Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Thuyết minh D. Nghị luận Câu 2: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm lịch sự B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 3: Cụm từ “Súng bên súng” trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu” nói lên điều gì? A. Tả thực những khẩu súng đặt nằm bên cạnh nhau B. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và địch.
  2. C. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào. Câu 4: Hai câu thơ sau nói lên tâm trạng gì của Thúy Kiều? “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương B. Xót xa cho duyên phận lỡ làng C. Buồn nhớ người yêu D. Lo sợ cho cảnh ngộ của mình Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là gì? A. Tả lại vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều B. Tả cảnh mọi người đi lễ hội trong tiết thanh minh C. Tả lại cảnh chị em Thúy Kiều đi chơi xuân D. Tả lại cảnh thiên nhiên mùa xuân rực rỡ Phần tự luận Câu 6: (5 điểm) Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. Câu 7: (3 điểm) a) Nhớ và chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy. (0,5 điểm) b) Xác định từ láy và biện pháp tu từ có trong khổ thơ vừa chép. (1,0 điểm)
  3. c) Qua bài thơ “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy, em rút ra cho mình thái độ sống như thế nào? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 6 đến 8 câu) (1,5 điểm) Đáp án và Thang điểm Phần trắc nghiệm 1 2 3 4 5 B A C D B Phần tự luận Câu 6: (5 điểm) Tưởng tượng em được gặp gỡ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân và trò chuyện cùng ông về những ngày tháng đi tản cư. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó. Xác định rõ đề bài, đây là dạng kể chuyện sáng tạo 1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý. 2. Thân bài: - Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai - Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc - Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản - Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.
  4. - Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai 3. Kết bài Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó. Câu 7: (3 điểm) Chép thuộc khổ thơ cuối Ánh trăng của Nguyễn Duy (0,5 điểm) Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình Từ láy được sử dụng “vành vạnh”, “phăng phắc” để diễn tả trạng thái của ánh trăng. Từ láy “vành vạnh”: từ láy tượng hình, gợi lên hình ảnh vầng trăng chung thủy, tròn vạnh, trong sáng. Người đọc liên tưởng tới sự son sắt, trước sau như một, không thay đổi. Từ láy “phăng phắc” gợi hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im” gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau như một không thay đổi. → Sự bao dung âm thầm, lặng lẽ mà cao thượng trước sự thay đổi của con người. Biện pháp tu từ được sử dụng: Biện pháp nhân hóa: Ánh trăng, vầng trăng lúc này trở thành con người sống động, có cảm xúc, có cách hành xử. Ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc. 3. Thái độ sống: - Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống
  5. - Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý. Mời quí vị độc giả tải bộ đề thi Ngữ văn Lớp 9 Giữa học kì 1 năm 2021 để xem đầy đủ và chi tiết!