Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 9 (Có đáp án)

  1. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

 

Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1đ): Mùa xuân được miêu tả như thế nào ở khổ thơ sau?

Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông đồ trong đoạn thơ trên.

doc 3 trang Phương Ngọc 16/02/2023 6180
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_9_de_9_co_dap.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 9 (Có đáp án)

  1. Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1đ): Mùa xuân được miêu tả như thế nào ở khổ thơ sau? Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông đồ trong đoạn thơ trên. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Câu 2 (5đ): Phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ. Tác giả là Vũ Đình Liên. Câu 2 (1đ):
  2. Mùa xuân được miêu tả: hoa đào vẫn nở nhưng không thấy ông đồ già và những người muôn ngày xưa → gợi nỗi buồn về sự mất dần đi vẻ đẹp của một nét văn hóa dân gian. Câu 3 (1,5đ): Nêu suy nghĩ về nhân vật ông đồ: là đại diện cho một lớp người tri thức cũ luôn giữ vững được tình yêu với vẻ đẹp văn hóa dân gian nhưng không còn được người đời để ý, trân trọng như xưa. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: - Nét đẹp văn hóa em định nói đến là gì? - Nét đẹp đó có gì đặc biệt? Nêu đặc điểm. - Em cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn nét đẹp văn hóa đó? Câu 2 (5đ): Dàn ý Phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nam Cao, truyện ngắn Lão Hạc và nhân vật Lão Hạc. 2. Thân bài Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh: Tài sản của lão chỉ có ba sào vườn, một túp lều, một con chó. Con lão đi làm đồn điền cao su ở xa không về, lõa bầu bạn với con chó. Lão bị ốm một trận nặng 2 tháng 18 ngày và lão đã phải tiêu vào số tiền mà lão dành cho con lão và hoa màu trong vườn nhà lão mất mùa gần hết. Tuy nhiên lão vẫn kiên quyết giữ lại mảnh vườn cho con. Lão dành nhiều tình cảm cho con chó: đặt tên cho nó là cậu Vàng, coi nó như là con mình, quan tâm và chăm sóc nó như con người. Tuy nhiên, cuộc sống của lão
  3. ngày càng khó khăn, không có tiền để nuôi nó; cuối cùng lão cũng đã quyết định bán cậu Vàng đi và lão rất ân hận vì mình đã lừa một con chó. Từ ngày bán cậu Vàng đi lão một mình lủi thủi. Lão từ chối tất cả mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng, Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết một cách đau đớn thê thảm: đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra vật vã đến hai giờ đồng hồ lão mới chết. → Cuộc đời Lão Hạc là một bi kịch đầy nước mắt đau thương: Sống nghèo đói cô đơn, chết trong đau đớn. Lão là hình ảnh tiêu biểu cho nỗi bi kịch của người nông dân thời kì ấy, không tìm ra lối thoát. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.