Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 8 (Có đáp án)

  1. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” 

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (1đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng.

doc 3 trang Phương Ngọc 16/02/2023 7420
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_9_de_8_co_dap.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 8 (Có đáp án)

  1. Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (1đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào? Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nói về tầm quan trọng của độc lập, tự do. Câu 2 (5đ): Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học. Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. Câu 2 (1đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện: như nai về suối cũ; cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. → Như được hồi sinh trở lại, tràn đầy năng lượng và sức sống.
  2. Câu 3 (1,5đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh (niềm vui của nhà thơ khi gặp lại nhân dân được so sánh với nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Tác dụng: nhấn mạnh, lột tả niềm vui mừng khôn siết khi gặp lại nhân dân của tác giả đồng thời làm cho câu thơ thêm giàu hình ảnh hơn, thu hút bạn đọc. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: - Độc lập, tự do là gì? - Tại sao độc lập tự do lại có tầm quan trọng trong cuộc sống mỗi người? - Em cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn nên độc lập, tự do hiện có? Câu 2 (5đ): Dàn ý Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Thanh Tịnh và Tôi đi học. 2. Thân bài Không gian: con đường đến trường được cảm nhận có nhiều điều khác lạ (con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này đột nhiên thấy lạ) → Cảm giác thích thú, mới lạ Cảm giác trang trọng và đứng đắn của "tôi": đi học là tiếp xúc với 1 thế giới lạ, khác hẳn với đi chơi thả diều. Cảm nhận của “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm, khiến cho các bạn học sinh cùng chung cảm giác choáng ngợp.
  3. Hình ảnh ông Đốc: hiền tư và nhân hậu nhưng trong nỗi sợ hãi nhỏ bé khi phải xa mẹ. Bởi thế khi nghe đến tên không khỏi giật mình và lúng túng. Khi vào lớp "Tôi" cảm thấy một cách tự nhiên, không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộng. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.