Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 6 (Có đáp án)

  1. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn 
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm 
Đường ra trận mùa này đẹp lắm 
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây. 

Một dãy núi mà hai màu mây 
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cùng khác 
Như anh với em, như Nam với Bắc 
Như Đông với Tây một dải rừng liền. 

(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (1đ): Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì?

Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nhận của em về tình cảm của con người trong thời chiến.

doc 3 trang Phương Ngọc 16/02/2023 4960
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_9_de_6_co_dap.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 6 (Có đáp án)

  1. Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây. Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cùng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Đông với Tây một dải rừng liền. (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (1đ): Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì? Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nhận của em về tình cảm của con người trong thời chiến. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn sử dụng phương thức quy nạp để nói về sự quan trọng của độc lập tự do. Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu. Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. Câu 2 (1đ):
  2. Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc: nỗi nhớ dành cho người yêu nhưng tâm trạng vẫn vui tươi, hứng khởi chào đón ngày ra trận. Câu 3 (1,5đ): Tình cảm của con người trong thời chiến: là những người có trái tim khao khát, rực lửa tình yêu thương. Không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là tình yêu quê hương, tổ quốc, tinh thần quyết tâm chiến đấu dành lại độc lập. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: - Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn. - Các câu luận cứ phải có kết nối với nhau và đều phản ánh nội dung câu chủ đề. - Giọng văn trôi chảy, mạch lạc không mắc lỗi lặp từ, sai cú pháp, lủng củng. Câu 2 (5đ): Dàn ý Phân tích bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú. 2. Thân bài a. 6 câu thơ đầu Âm thanh: Tiếng chim tu hú kêu, tiếng ve ngân, tiếng diều sáo vi vu trên trời → Âm thanh báo hiệu hè sang, một bản nhạc sôi động đầu mùa. Màu sắc: Màu vàng của lúa chín, của bắp ngô; màu vàng hồng của nắng mới; màu xanh thẳm của bầu trời → Gam màu tươi sáng, màu của sức sống, đó còn là những màu tượng trưng cho sự tự do. Hình ảnh: cánh đồng lúa chín, trái cây bắt đầu chín → báo hiệu mùa hè, bước chuyển mình của thời gian từ xuân qua hạ.
  3. Đường nét: diều sáo “lộn nhào” giữa nền trời xanh thẳm → cảnh vật, đường nét có đôi có cặp, thể hiện sức sống. ⇒ Bức tranh mùa hè tươi mới, sinh động, tràn đầy sức sống qua con mắt của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời. b. 4 câu thơ cuối Trước khung cảnh tràn đầy sức sống của mùa hè, tâm trạng người tù cách mạng bí bách, ngột ngạt hơn bao giờ hết. Động từ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết uất” kết hợp với một loạt từ cảm thán: “ôi!”, “làm sao”, “thôi!” nói lên tâm trạng bức bối lên đến đỉnh điểm khiến nhà thơ phải liên tục thốt lên. Tiếng chim tu hú được lặp lại 2 lần ở câu mở đầu và câu kết thúc: kết cấu đầu cuối tương ứng. Tiếng chim tu hú hay chính là tiếng gọi của sự tự do, tiếng gọi của cuộc sống đang hối hả, dồn dập, thúc giục niềm khao khát tự do, thoát khỏi chốn ngục tù, và sâu xa hơn là khao khát đất nước được hòa bình độc lập đang cháy hừng hực trong lòng tác giả. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.