Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Thi thổi xôi nấu cơm

“Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hằng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đến Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng (thúng trên đầm Giang Đỉnh, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi). Các cô chèo ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tùy ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới được điểm cao. […]

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích nói về vấn đề gì?

Câu 2 (1đ): Nêu ý nghĩa của cuộc thi với người dân nơi đây.

Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của em về cuộc thi. (Trình bày bằn đoạn văn ngắn).

doc 5 trang Phương Ngọc 16/02/2023 7420
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_9_de_5_co_dap.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: Thi thổi xôi nấu cơm “Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hằng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đến Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng (thúng trên đầm Giang Đỉnh, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi). Các cô chèo ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tùy ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới được điểm cao. [ ] Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích nói về vấn đề gì? Câu 2 (1đ): Nêu ý nghĩa của cuộc thi với người dân nơi đây. Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của em về cuộc thi. (Trình bày bằn đoạn văn ngắn). II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nói lên trách nhiệm của giới trẻ trong việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian của dân tộc. Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích nói về hội thổi cơm thi ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
  2. Câu 2 (1đ): Ý nghĩa của cuộc thi với người dân nơi đây: - Là một giá trị tinh thần không thể thiếu. - Xây dựng tinh thần đoàn kết, giao lưu kết bạn. - Câu 3 (1,5đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau: - Cuộc thi thể hiện bản sắc văn hóa của một vùng quê của dân tộc. - Tạo giá trị tinh thần cho con người. - II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: - Thực trạng: thời buổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho những giá trị văn hóa ngày càng lu mờ. Dù nhiều giá vẫn còn tồn tại xong chỉ là hình thức, còn nội dung và tinh thần đã mai một dần. - Giải pháp: tìm hiểu về văn hóa dân tộc, tích cực tham gia các lễ hội, hoạt động văn hóa; tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế Câu 2 (5đ): Dàn ý Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ Ông đồ.
  3. 2. Thân bài a. Khổ 1 Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu, giấy đỏ Bên phố đông người qua Ông đồ là người thuộc tầng lớp trí thức Hán học trong xã hội xưa, ông là người dạy học (dạy chữ Nho) được cả xã hội tôn vinh khi nền Hán học và chữ Nho đang thịnh hành. Thời điểm: hoa đào nở “lại thấy” ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ trên phố đông người → không gian nhộn nhịp, tấp nập. → Hình ảnh ông đồ trở nên quen thuộc, gần gũi với tất cả mọi người cũng như phong tục văn hóa xin chữ lâu đời của người Việt Nam. b. Khổ 2 Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa, rồng baỵ Tài hoa của ông đồ: hoa tay thảo những nét – như phượng múa rồng bay; bao nhiêu người – tấm tắc ngợi khen tài. → Ông đồ là người được mọi người kính trọng, kính nể, là trung tâm chú ý của mọi người qua đường. c. Khổ 3 Nhưng mỗi năm, mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu Mỗi năm mỗi vắng: gợi sự xa vắng, thưa thớt dần.
  4. Nhân hóa: giấy đỏ buồn, mực sầu: giấy mực cũng thấm đẫm nỗi buồn thương, ảm đạm của chủ. Ông đồ vẫn ngồi đó, đường phố vẫn đông nhưng không ai biết đến sự có mặt của ông. → Ông đồ không còn được coi trọng, vị thế của ông đã khác. d. Khổ 4 Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Giấy buồn, mực sầu, ông đồ ngồi bên đường mà không ai hay, quang cảnh xung quanh cũng gợi sự tàn lụi. Trước đây, được mọi người đón nhận, ít ra còn kiếm sống được bằng nghề này, đến nay, nho học thất sủng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông viết, ông không kiếm sống được bằng chính khả năng của mình nữa → nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người. e. Khổ cuối Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ? Hoa đào vẫn nở nhưng hình ảnh ông đồ đã biến mất gợi lên một nỗi buồn, một niềm trắc ẩn sâu xa cho những người đã trở thành cũ kĩ trước năm tháng và bị thời thế khước từ → Sự biến mất không chỉ của một người mà còn là cả một thế hệ trong xã hội đương thời. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.