Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên... Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt. 

Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của đoạn văn.

Câu 2 (1đ): Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần sự chung tay của những thành phần nào?

Câu 3 (1,5đ): Là một học sinh, em cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? (Trình bày thành đoạn văn ngắn).

doc 4 trang Phương Ngọc 16/02/2023 3280
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_9_de_4_co_dap.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Đề 4 (Có đáp án)

  1. Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội. Trước hết, trong mỗi gia đình, bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. Nếu bố mẹ nói năng không chuẩn mực, thiếu văn hóa thì con cái sẽ bắt chước. Đặc biệt, trong nhà trường, việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải được xem là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt. Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của đoạn văn. Câu 2 (1đ): Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần sự chung tay của những thành phần nào? Câu 3 (1,5đ): Là một học sinh, em cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? (Trình bày thành đoạn văn ngắn). II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về thực trạng chêm xen tiếng Anh vào ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của một số bạn trẻ hiện nay. Câu 2 (5đ): Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. Đáp án Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ): Câu chủ đề của đoạn văn: Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, cần phải huy động sự tham gia tích cực của gia đình, nhà trường và xã hội Câu 2 (1đ):
  2. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần sự chung tay của những thành phần: - Trong mỗi gia đình: bố mẹ phải có ý thức uốn nắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của con cái. - Nhà trường: xem việc rèn giũa tính chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt cho học sinh phải là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. - Các phương tiện thông tin đại chúng cũng phải tuyên truyền và nêu gương trong việc sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực, đồng thời tích cực lên án các biểu hiện làm méo mó tiếng Việt. Câu 3 (1,5đ): Những việc cần làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: - Trau dồi vốn từ tiếng Việt của bản thân mình. - Không lạm dụng những từ nước ngoài vào giao tiếp hằng ngày. - Tuyên truyền, giới thiệu về vẻ đẹp của tiếng Việt đến bạn bè năm châu. - II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: - Thực trạng: không khó để bắt gặp những bạn học sinh sử dụng tiếng Anh vào giao tiếp hằng ngày - Nguyên nhân: muốn thể hiện bản thân, chứng minh trình độ của mình - Hậu quả: làm mất đi sự trong sáng, phong phú của tiếng Việt - Biện pháp: cần giáo dục các bạn về vẻ đẹp của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải có ý thứ trau dồi vốn từ của mình. - Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
  3. Câu 2 (5đ): Dàn ý Cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Tức cảnh Pác Bó. 2. Thân bài Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của con người: Sáng ra, tối vào → Nơi ở chật chội, thiếu thốn, khó khăn, gian khổ. Tuy nhiên, trong cuộc sống gian khổ đó, Người vẫn giữ một tâm hồn khoáng đạt, đa cảm, sống ung dung nơi núi rừng. Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Cuộc sống thiếu thốn về vật chất: rau cháo qua ngày. Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Niềm vui của một con người sau bao năm bôn ba nước ngoài được về sống ở quê hương, tổ quốc của mình. Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng. Nơi làm việc cũng không thoải mái: bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào công việc mà chẳng hề quan tâm đến vật chất quanh mình. Từ láy “chông chênh” chỉ sự tạm bợ, nghèo nàn về vật chất. Nhưng sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt, Bác cảm thấy vui và hăng say với công việc của mình. Cuộc đời cách mạng thật là sang. “sang”: không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.
  4. → Đề cao sự cao đẹp, giá trị to lớn của cách mạng và những con người hoạt động cách mạng. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.