Đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9

PHẦN VĂN BẢN

- Nắm vững nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật các văn bản :

          + Văn bản nhật dụng : Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố Thế giới về sự sống còn và Quyền được bảo vệ phát triển của trẻ em. (là loại văn bản có tính chất thời sự nóng bỏng, cập nhật vấn đề bức thiết trong cuộc sống, trong xã hội và có giá trị thời sự lâu dài)

          + Văn học Trung đại : Chuyện người con gái Nam Xương, Chương XIV Hoàng Lê nhất thống chí, Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, các đoạn trích Truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên.( Văn học trung đại Việt Nam là thời kỳ hình thành các truyền thống tư tưởng và nghệ thuật quan trọng nhất, làm nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển phong phú của văn học dân tộc về sau.)

          + Văn học hiện đại 

                       - Thơ hiện đại Việt Nam: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Khúc hát những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng

                     - Truyện hiện đại: , Làng, Lặng lẽ Sa- pa, Chiếc lược ngà…

                 - Ôn luyện kĩ năng viết một đoạn văn, bài văn ngắn cảm nhận về đoạn thơ, đoạn văn, các hình tượng trong thơ, các nhân vật liên quan...Chép lại một đoạn thơ, tóm tắt truyện và nêu ý nghĩa...

docx 160 trang Quốc Hùng 11/08/2023 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9.docx

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI MÔN NGỮ VĂN 9 A. PHẦN VĂN BẢN - Nắm vững nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật các văn bản : + Văn bản nhật dụng : Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố Thế giới về sự sống còn và Quyền được bảo vệ phát triển của trẻ em. (là loại văn bản có tính chất thời sự nóng bỏng, cập nhật vấn đề bức thiết trong cuộc sống, trong xã hội và có giá trị thời sự lâu dài) + Văn học Trung đại : Chuyện người con gái Nam Xương, Chương XIV Hoàng Lê nhất thống chí, Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, các đoạn trích Truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên.( Văn học trung đại Việt Nam là thời kỳ hình thành các truyền thống tư tưởng và nghệ thuật quan trọng nhất, làm nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển phong phú của văn học dân tộc về sau.) + Văn học hiện đại : - Thơ hiện đại Việt Nam: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Khúc hát những em bé lớn trên lưng mẹ, Ánh trăng - Truyện hiện đại: , Làng, Lặng lẽ Sa- pa, Chiếc lược ngà - Ôn luyện kĩ năng viết một đoạn văn, bài văn ngắn cảm nhận về đoạn thơ, đoạn văn, các hình tượng trong thơ, các nhân vật liên quan Chép lại một đoạn thơ, tóm tắt truyện và nêu ý nghĩa . I. VĂN BẢN NHẬT DỤNG Bài 1. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH -Lê Anh Trà- I. Giới thiệu: 1. Tác giả:Lê Anh Trà 2. Tác phẩm: - Trích trong “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn vớí cái giản dị” - Được in trong cuốn HCM và văn hóa VN, xuất bản 1990 - Văn bản nhật dụng => VẤN ĐỀ: Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền thống của dân tộc. Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.
  2. II.Đọc – hiểu văn bản: *Vẻ đẹp trong phong cách HCM qua sự tiếp thu tính hoa văn hóa nhân loại * Vẻ đẹp trong phong cách HCM qua lối sống giản dị và thanh cao (Xem kĩ trong vở) III.Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ giản dị, trang trọng. Chi tiết chân thực, biểu cảm - Kết hợp tự sự, biểu cảm, bình luận 2. Nội dung: - Với cái vốn sự hiểu biết sâu rộng về các dân tộc và Văn hóa trên thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc HCM -Phong cách HCM là sự giản dị trong lối sống, trong sinh hoạt hàng ngày, là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại giữa cái giản dị và cái thanh cao 3. Ý nghĩa: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. *CẬU HỎI 1. Cho biết tác giả của văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”? Qua văn bản, hãy cho biết vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là gì? - Tác giả Lê Anh Trà. - Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. 2. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả Lê Anh Trà đã cho biết sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh như thế nào? Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc. + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động; + Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực; + Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được.
  3. 3. Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa những dẫn chứng nào về lối sống giản dị của Bác? Trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, tác giả đã đưa những dẫn chứng về lối sống giản dị của Bác. + Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ, chỉ có vẻn vẹn vài phòng. + Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp, tư trang ít ỏi. + Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa muối, 4. Qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”, em có suy nghĩ gì về cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng vô cùng thanh cao và giản dị. + Cách sống như câu chuyện thần thoại, như một vị tiên hết mức giản dị và tiết chế. + Đây không là lối sống khắc khổ của những con người tự tìm cái vui trong cuộc đời nghèo khổ; + Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. + Đây là cách sống có văn hóa đã trở thành quan niệm thẩm mĩ:cái đẹp là sự giản dị,tự nhiên. Bài 2. ĐẤU TRANH CHO MỘT THÊ GIỚI HÒA BÌNH -Mác két- Tóm tắt VB: Nhà văn Mác-két đã nêu lên nguy cơ của chiến tranh hạt nhân, chỉ rõ sự tốn kém một cách vô lí để chạy đua vũ trang, trong khi trẻ em bị thất học, bị bệnh tật và thiếu đói. Nhà văn kêu gọi mọi người hãy đấu tranh vì một thế giới hoà bình không có vũ khí hạt nhân. I. Giới thiệu: 1. Tác giả: - Nhà văn Colombia - Ông có nhiều đóng góp trong nền hòa bình nhân loại 2. Tác phẩm: - Trích tham luận thanh gươm Đa-mô-lét - Tháng 8-1986, tại cuộc hợp 6 nước -Văn bản nhật dụng => VẤN ĐỀ: Chống lại chiến tranh hạt nhân nói riêng và chiến tranh nói chung để bảo vệ nền hòa bình của thế giới và nhân loại. II.Đọc – hiểu văn bản:
  4. Người sống có ích là người sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, biết sống vì mọi người. b. Bàn luận: - Khẳng định sống có ích là lối sống đẹp, đáng trân trọng, vì nó đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân và mọi người; giúp con người vượt qua khó khăn thử thách, biết hy sinh cái tôi, quan tâm giúp đỡ mọi người - Phê phán những người sống không mục đích, lý tưởng; lười nhác, ỷ lại, ích kỷ, vụ lợi. c. Bài học về nhận thức và hành động: Phải ý thức rõ sự đúng đắn, tốt đẹp của sống có ích, để từ đó luôn cố gắng sống tích cực góp phần làm đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. Anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long với tâm sự sâu sắc về ý thức trách nhiệm với công việc, cộng đồng, đất nước chính là biểu hiện rõ ràng cho lối sống có ích; là hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam say mê học tập, lao động dựng xây đất nước, là tấm gương cho mỗi chúng ta học tập, noi theo. 11. PHẦN II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN( 3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới : “Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: -Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa.Vả, khi ta làm việc,ta với công việc là đôi, sao lại có thể là một mình được ? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia . Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất” a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b.Đoạn trích là lời của ai với ai ? Trong hoàn cảnh nào ? Qua lời nói đó em thấy nhân vật có suy nghĩ gì về công việc ? c.Từ suy nghĩ của nhân vật trong đoạn trích trên, em thấy mình cần có thái độ như thế nào đối với việc học tập ? Trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn từ 10-15 câu ( có đánh số thứ tự các câu )
  5. Câu Nội dung Điểm II. Đọc A, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: Tự sự 0,5 hiểu ( 4 đ) b. Đoạn trích là lời nói của anh thanh niên với ông họa sĩ 0,25 - Trong hoàn cảnh : Khi ông họa sĩ cùng cô kĩ sư lên thăm nhà anh thanh niên 0,25 - Qua lời nói đó cho thấy suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên về công việc : + Công việc là người bạn đồng hành khiến ta không thấy nhàn rỗi và cô đơn : khi ta làm việc ta với công việc là đoi, sao lại gọi là một mình được ? 0,25 + Công việc là sợi dây liên kết mọi người với nhau để cùng nhau hoàn thành công việc chung : Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia 0,25 + Công việc là niềm vui, niềm đam mê: Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất 0,25 c. * Yêu cầu về hình thức : Viết đúng hình thức một đoạn 0,25 văn, đủ số câu * Yêu cầu về nội dung : Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: - Đoạn trích đã nói lên những suy nghĩ đẹp,đúng đắn của nhân vật anh thanh niên về công việc trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành long : Công việc là người bạn đồng hành, là niềm vui, là sự gắn kết mọi người với nhau 0,25 -Những suy nghĩ ấy của anh thanh niên khiến ta cảm phục,anh thanh niên là tấm gương sáng cho ta học tập và noi theo
  6. - Từ đó cần có thái độ đúng đắn với việc học tập của bản 0,25 thân: Tự giác, tích cực, tìm thấy niềm vui trong học tập từ những kết quả mình đã đạt được, những kiến thức mình khám phá Học tập còn là cơ hội để được giao tiếp với thầy cô, bạn bè và thế giới bên ngoài ( Dẫn chứng ) - Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn nhiều bạn học sinh trây lười ỷ lại trong học tập,chán nản, coi việc học là bắt 0,5 buộc - Những suy nghĩ của anh thanh niên mãi là lời nhắc nhở 0,25 chúng ta : Sống phải biết làm việc, học tập, cống hiến hết mình vì “ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình ” 0,25 13 Phần II: Đọc –hiểu văn bản( 3.0 điểm) Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn “ Làng” của tác giả (Kim Kân): “ Ông nằm vật trên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng bông phèng, cũng đào hà, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào hào đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa ? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi ! Ông lão nhớ nhớ làng, nhớ cái làng quá.” (Ngữ văn 9,tập I, NXB Giáo Dục, 2005 tr 116) Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? (0,5 điểm) Câu 2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ , cụm từ nào trong đoạn trích ? trong dòng cảm xúc , suy nghĩ ấy có những kỷ niệm nào của ông về làng kháng chiến? (1 điểm). Câu 3 Tình yêu quê hương là một tình cảm thiêng liêng, cao quý . Em hãy nêu suy nghĩ của mình về tình cảm đối với quê hương. (1,5 điểm).
  7. Phần II: Đọc -hiểu văn bản (3 điểm) Câu 1: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (0,5 điểm). Câu 2. - Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua việc lặp lại các từ: “nghĩ”, “muốn”, “nhớ” (0,25 điểm). - Những kỷ niệm trong trong dòng cảm xúc của nhân vật (0,75 điểm) + Kỷ niệm gắn với những con người ở làng, những anh em cùng nhau làm việc, cùng đào đường đắp ụ, xẻ hào , khuân đá phục vụ kháng chiến. + Kỷ niệm về những hoạt động, về niềm vui say trong thời kỳ kháng chiến. + Kỷ niệm gắn liền với những địa danh cụ thể ở làng kháng chiến: cái chòi gác đang dựng, những đường hầm bí mật Câu 3: *HS trình bày những suy nghĩ của bản thân về tình cảm với quê hương (1,5 điểm): Chấp nhận những suy nghĩ riêng của các em miễn là thuyết phục. *HS có thể nêu các ý sau: - Giảỉ thích: (0,25 điểm) + Có thể giải thích theo cách hiểu của học sinh về quê hương + Biểu hiện về tình cảm, tình yêu của con người với quê hương (khi ở quê , xa quê ) - Vì sao con người cần phải có tình cảm với quê hương (0,5 điểm) + Đó là nơi ta sinh ra, lớn lên và gắn bó với biết bao kỷ niệm trong cuộc đời . + Đó là nơi ta trở về sau nhiều năm ngược xuôi. - Bàn luận và mở rộng: (0,75 điểm) + Nhận thức tình cảm của mỗi người với quê hương + Thái độ: Ca ngợi những người có tình cảm, gắn bó sâu nặng với quê hương và phê phán với những người chưa có tình cảm gắn bó với quê hương. + Bài học, liên hệ với bản thân. 14. PHẦN II : Đọc- hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Đoạn rồi nàng tắm gọi chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
  8. - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. (Trích “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ) a/ Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? b/ Xác định nội dung của đoạn văn trên. c/ Qua đoạn văn trên, em hiểu gì về Vũ Nương? d/ Là một thành viên trong gia đình, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn gia đình luôn hạnh phúc? Phần II: Đọc – hiểu(3,0 điểm) a, - PTBĐ chính: Biểu cảm (0,5 điểm) b, Nội dung đoạn văn: Lời than của Vũ Nương trước trời đất về nỗi oan của nàng (0,5 điểm) c, (1 điểm) Học sinh cần nêu được một số ý sau đây: -Vũ Nương là người phụ nữ tiết giá sạch trong nhưng phải chịu nỗi oan khuất. -Nàng là người phụ nữ trọng danh dự. -Nàng luôn muốn được giải oan, được phục hồi danh dự. d, (1 điểm)Yêu cầu: -Về hình thức :Học sinh có thể trình bày bằng một đoạn văn hoặc bằng các ý gạch đầu dòng -Về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu Sau đây là một số ý định hướng: +Gia đình là tổ ấm, là chỗ dựa vững chắc cho mọi thành viên trong gia đình. +Muốn gia đình hạnh phúc thì mỗi thành viên trong gia đình cần có sự quan tâm chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau. +Mọi thành viên cũng cần tôn trọng lẫn nhau (cuộc sống riêng tư, công việc, danh dự), khi có sự hiểu lầm cần bình tĩnh suy xét và tìm cách giải quyết. 16. Phần II: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm) Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. “ Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắmcơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra línhđi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa
  9. Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử mộtchú lên tận đây. Chú ấy nói: Nhờ có cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “ Thế là một – hoà nhé!”. Chưa hoà đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.” (Sách Ngữ văn 9, tập 1- NXB Giáo dục) 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. 2. Trong truyện, nhà văn đã lựa chọn ngôi kể thật hợp lí, hãy chỉ ra tác dụng của ngôi kể ấy. 3. Anh thanh niên trong đoạn văn trên quan niệm về hạnh phúc như thế nào? 3. Hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay. Phần II: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm) Gợi ý: 1, PTBĐ chính: tự sự (0,5 điểm) 2, Truyện kể theo ngôi thứ 3, nhưng điểm nhìn chủ yếu đặt vào nhân vật ông họa sĩ: làm cho câu chuyện thêm phần khách quan, chân thực (0,5 điểm) 3, Quan niệm của anh thanh niên về hạnh phúc là: Được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và công cuộc xây dựng đất nước. (1,0 điểm) 4, Đây là đoạn văn nghị luận xã hội, học sinh cần chú ý đến phương pháp làm bài. (1,0 điểm) - Giải thích : + Lý tưởng sống là gì? Lý tưởng sống chính là mục đích sống cao đẹp của mỗi người. + Lý tưởng sống của thanh niên thời nay là gì? Học tập, rèn luyện và trở thành người có ích, đem tài năng và nhiệt huyết của tuổi trẻ cống hiến cho đất nước, cho quê hương - Tại sao cần phải sống có lý tưởng? Và lý tưởng sống phải cao đẹp? Bởi vì con người luôn muốn sống hạnh phúc và hạnh phúc chính là cả cuộc đời Bởi vì lý tưởng là lẽ sống của cuộc đời. Lý tưởng cao đẹp thì tâm hồn mới thanh cao và hành động mới phi thường.
  10. + Dẫn chứng: Nhà thơ Thanh Hải cống hiến hết mình cho đất nước cho quê hương ngay cả khi sắp từ biệt cuộc đời. Anh thanh niên thấy mình thật hạnh phúc khi góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghệp chung của dân tộc. - Nhận thức và hành động: Chúng ta phải làm gì để thực hiện lý tưởng cao đẹp? + Học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt + Biết chọn cho mình một lý tưởng cao đẹp đó là biết sống mình vì mọi người. + Biết thể hiện lòng yêu nước trong mọi hoàn cảnh và đặc biệt khi tổ quốc cần. Cách chấm điểm: + Từ 0,75 điểm đến 1,0 điểm: Đảm bảo được đủ ý. + Từ 0,25 điểm đến 0,5 điểm: Đảm bảo 1-2 ý, triển khai ý còn sơ lược; còn mắc lỗi diễn đạt. + Điểm 0: Không làm hoặc có làm nhưng lạc nội dung. 17. Phần II: Đọc- hiểu văn bản ( 3,0 điểm ) Cho đoạn văn: “ Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. ( Trích Phong cách Hồ Chí Minh- Lê Anh Trà) 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? 2. Nêu nội dung đoạn trích ? 3. Tại sao Người có thể nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc ? 4. Từ cách học của Bác em rút ra được bài học gì cho bản thân? Phần II: Đọc- hiểu văn bản ( 3,0 điểm ) 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt : Thuyết minh (0,5 )
  11. 2. Nội dung đoạn trích: Con đường hình thành nhân cách Hồ Chí Minh ( 0,5) 3. Người có thể nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc vì(1,0 ) - Người đi nhiều và được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các nước trên thế giới - Đi đến đâu Người cũng học hỏi và tìm hiểu một cách khá uyên thâm - Có tinh thần tự học rất cao 4. Có thể viết thành đoạn văn với một số ý sau (1,0) - Học không chỉ trong sách vở mà còn học trong thực tế cuộc sống - Học mọi lúc mọi nơi, không tự bằng lòng với chính mình - Tự học là vô cùng quan trọng - Học phải biết tiếp thu có chọn lọc, học đi đôi với hành 20. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Người con trai mừng quýnh cầm cuốn sách còn đang cười cười nhìn khắp khách đi xe bây giờ đã xuống đất tất cả. Kẻ đang vươn vai, người ngồi bệt xuống ven đường giở thức ăn mang theo ra. Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội họa và cô gái. (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) Câu 1: (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên? Câu 2: (0,5 điểm) Theo em có mấy nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn trên? Câu 3:(1,0 điểm) Em có nhận xét gì về cách đặt tên nhân vật và ý nghĩa của cách đặt tên nhân vật trong tác phẩm này của Nguyễn Thành Long? Câu 4: (1.0 điểm) Tại sao “người con trai” trong đoạn văn lại “mừng quýnh” khi có sách? Qua đó em có suy nghĩ gì về nhân vật anh thanh niên? Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính là : Tự sự. Câu 2: (0,5 điểm) Có 4 nhân vật được nhắc đến trong đoạn văn: Anh thanh niên, bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. (thiếu 1 nhân vật trừ 0.25 điểm; thiếu 3 nhân vật không cho điểm) Câu 3:(1,0 điểm)
  12. - Nguyễn Thành Long đặt tên nhân vật bằng giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp của họ. - Thông qua cách đặt tên đó, Nguyễn Thành Long muốn ca ngợi những con người vô danh, họ đang âm thầm lặng lẽ cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền bắc. Câu 4: (1.0 điểm) - Sống trong hoàn cảnh một mình ở một nơi mà quanh năm chỉ có mây mù bao phủ thì sách đối với anh rất cần thiết. Sách như một người bạn để anh tâm tình trò chuyện, sách giúp anh vơi bớt đi nỗi “cô độc”, nỗi “thèm người”, sách còn giúp anh mở mang kiến thức. - Anh thanh niên là người yêu quý sách, ham hiểu biết, ham học hỏi và biết quý trọng tri thức.24. II. Tù luËn : ( 8 ®iÓm ) Câu 1: (3 điểm) Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới “Ngọc Hoàng yêu cầu Thiên Tào tra sổ xác nhận rồi cho đọc cáo trạng: ''Bị cáo Ruồi bị buộc hai tội. Một là ruồi sống nơi dơ bẩn, mang nhiều vi trùng gieo rắc bệnh tật. Bên ngoài ruồi mang sáu triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn. Chúng gieo rắc bệnh tả, kiết lị, thương hàn, viêm gan B. Hai là ruồi sinh đẻ nhanh quá mức, vô kế hoạch. Một đôi ruồi, trong một mùa từ 4 tháng đến 8 tháng, nếu đều mẹ tròn con vuông thì sẽ đẻ ra 19 triệu tỉ con ruồi, ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái''. Một luật sư bào chữa nói: ''Ruồi tuy tội nhiều nhưng nó cũng có nét đặc biệt: mắt ruồi như mắt lưới, một mắt chứa hàng triệu mắt nhỏ, chân ruồi có thể tiết ra chất dính làm cho nó đậu được trên mặt kính mà không trượt chân. Nếu con ngươi biết bắt chước ruồi mà làm máy chụp ảnh, mô phỏng chân ruồi mà làm giày leo núi thì cũng hay. Đó cũng là nhưng tình tiết giảm nhẹ tội cho ruồi ''. Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt ruồi khổ sai trung thân, truyền cho chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bớt ruồi, không cho đẻ nhiều. Ngọc Hoàng lại nói với loài người: ''Ruồi có tội mà con người cũng có lỗi. Con người phải thường xuyên đậy điệm thức ăn, làm vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh, chuồng trại phải xây theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được''. a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? (0,5 điểm) b. Xác định nội dung chính của đoạn văn ? (0,5 điểm) c. Tìm các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ? (0,5 điểm)
  13. d. Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường ? (1,5 điểm) Câu Hướng dẫn chấm a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh” Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh (3 điểm) b. Nội dung chính : Đặc điểm sinh trưởng và tác hại của loài ruồi ; biện pháp ngăn ngừa hạn chế chúng sinh sôi, nảy nở, gieo mầm bệnh c. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng: Nhân hóa, liệt kê, so sánh d. Yêu cầu hình thức: Đúng hình thức đọan văn, không sai chính tả, lỗi diễn đạt. Yêu cầu nội dung: Học sinh trình bày được các ý sau: - Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển. Môi trường có trong sạch thì sức khoẻ, cuộc sống của chúng ta mới lâu dài và bền vững. - Môi trường đang trong tình trạng bị ô nhiễm do chính sự vô ý thức của chúng ta. Có một thực tế đang diễn ra là, cuộc sống ngày càng hiện đại, phát triển, đời sống vật chất của người dân ít nhiều được cải thiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp và đi kèm với các bệnh nan y. Ngoài các căn bệnh nan y chúng ta không thể không nhắc đến các dịch bệnh đang bùng phát một cách mạnh mẽ trong thời gian qua như dịch tả; sốt xuất huyết; bệnh tay chân miệng; bệnh lở mồm long móng. - Bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết, và là nhiệm vụ không của riêng ai. Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp một phần công sức trong việc bảo vệ môi trường mà chúng ta đang học tâp, sinh hoạt: chúng ta cần phải xây dựng trường học Xanh-Sạch- Đẹp- An toàn. - Để bảo vệ được môi trường sống trước tiên chúng ta cần biết hành động thiết thực sau: Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định. Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.
  14. Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan. Không hút thuốc là nơi công cộng. Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá. Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh, Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.