Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Ngọc Mơ
II. Trắc nghiệm
Câu 1: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn:
A. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học.
B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học.
D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học.
Câu 2: Ở xã hội nông nghiệp do con người hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã:
A. chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác.
B. chặt phá rừng lấy đất chăn thả gia súc.
C. đốt rùng lấy đất trồng trọt.
D. chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.
Câu 3: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi:
A. Chúng cung cấp nước uống cho sinh vật khác.
B. Chúng cung cấp dinh dưỡng cho sinh vật khác.
C. chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nươc uống của các sinh vật khác.
D. Chúng tạo ra nơi ở cho các sinh vật khác.
Câu 4: Lưới thức ăn là:
A. gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
B. gồm một chuỗi thức ăn.
C. gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên.
D. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
Câu 5: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là:
A. phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xẩu.
B. cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái.
C. gây ô nhiễm môi trường.
D. làm giảm lượng nước gây khô hạn.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Ngọc Mơ
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM === NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC 9 NĂM HỌC: 2023- 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP: Phần II: Sinh vật và môi trường - Chương I: Sinh vật và môi trường - Chương II: Hệ sinh thái - Chương III: Con người, dân số và môi trường. - Chương IV: Bảo vệ môi trường. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: I. Tự luận Câu 1: Môi trường sống của sinh vật là gì? Kể tên các nhân tố sinh thái? ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ lên đời sống sinh vật? Trình bày ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật? Câu 2: Thế nào là quần xã sinh vật? Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật? Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào? Thế nào là chuỗi thức ăn, lưới thức ăn? Vận dụng xây dựng chuỗi, lưới thức ăn? Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì? Câu 3: Thế nào là ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì ? Nguyên nhân, hậu quả ô nhiễm các chất khí thải, do hóa chất BVTV? Đánh giá thực trạng môi trường ở địa phương em? Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm môi trường tại địa phương em sống? II. Trắc nghiệm Câu 1: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn: A. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học. B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học. C. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học. D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học. Câu 2: Ở xã hội nông nghiệp do con người hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã: A. chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác. B. chặt phá rừng lấy đất chăn thả gia súc. C. đốt rùng lấy đất trồng trọt. D. chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc. Câu 3: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi: A. Chúng cung cấp nước uống cho sinh vật khác. B. Chúng cung cấp dinh dưỡng cho sinh vật khác. C. chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nươc uống của các sinh vật khác. D. Chúng tạo ra nơi ở cho các sinh vật khác.
- Câu 4: Lưới thức ăn là: A. gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. B. gồm một chuỗi thức ăn. C. gồm ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên. D. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Câu 5: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là: A. phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xẩu. B. cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. C. gây ô nhiễm môi trường. D. làm giảm lượng nước gây khô hạn. Câu 6: Tập hợp các sinh vật nào sau đây được coi là một quần xã? A. Bầy sói trong rừng B. Tôm, cá trong hồ tự nhiên C. Đàn hải âu ở biển D. Đồi cọ ở Vĩnh Phúc Câu 7: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mửc độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là: A. sự phát triển của quần xã. B. sự bất biến của quần xã. C. sự giảm sút của quần xã. D. sự cân bằng sinh học trong quần xã. Câu 8: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh? A. Sinh vật phân giải. B. Động vật ăn thực vật. C. Động vật ăn thịt. D. Thực vật. Câu 9: Rừng mưa nhiệt đới là: A. một quần xã sinh vật. B. một quần thể sinh vật. C. một quần xã thực vật. D. một quần xã động vật. Câu 10: Sinh vật nào là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh? A. Sinh vật phân giải B. Động vật ăn thực vật C. Động vật ăn thịt D. Thực vật Câu 11: Đợn vị của tiến hóa nhỏ là: A. nòi B. cá thể C. quần thể D. quần xã Câu 12: Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ —> Bọ rùa —> Ếch —Rắn —> Vi sinh vật. Thì rắn là: A. sinh vật tiêu thụ cấp 2. B. sinh vật tiêu thụ cấp 3. C. sinh vật tiêu thụ cấp 1. D. sinh vật sản xuất. Câu 13: Thế nào là ô nhiễm môi trường? A. Là hiện tưọng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học ,sinh học thay đổi. B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí, hoá học , sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác. C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn. Các tính chất vật lí thay đổi. Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì? A. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt ). B. Do hoạt động của con người gây ra . C. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên. D. Do con người thải rác ra sông.
- Câu 15: Trong một quần xã sinh vật, loài đặc trưng là: A. Loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất. B. Loài đóng vai trò quan trọng (số lượng lớn). C. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. D. Loài có số lượng cá thể cái đông nhất. Câu 16: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thuỷ là: A. chăn nuôi, công nghiệp. B. chăn nuôi, trồng trọt. C. săn bắt thú, hái lượm cây rừng. D. sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Câu 17: Chỉ số nào thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã? A. Độ thường gặp. B. Độ đa dạng. C. Độ tập trung. D. Độ nhiều. Câu 18: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây: A. quần thể cá chép và quần thể cá rô. B. quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào. C. quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. D. quần thể gà và quần thể châu chấu. Câu 19: Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do: A. con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn . B. con người dùng lửa để lẩy ánh sáng C. con người dùng lửa sưởi ấm . D. con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt. Câu 20: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây: A. các nhân tố khí hậu như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, thực vật. B. nước, khí cacbonic, khí oxi, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. C. các chất mùn, bã, các loại rêu, địa y. D. các chất vô cơ: nước, khí cacbonic, khí oxi, các loại virus, vi khuẩn, cây cối Câu 21: Đặc điểm chỉ có ở quần xã sinh vật mà không có ở quần thể sinh vật? A. Tập hợp cá thể của nhiều loài sinh vật B. Cùng phân bố trong không gian nhất định. C. Có khả năng sinh sản và giao phối. D. Có số cá thể cùng loài. Câu 22: Xét chuỗi thức ăn: Cỏ - chuột – rắn hổ mang – đại bàng – Vi sinh vật. Trong đó, sinh vật tiêu thụ là: A. cỏ, đại bàng. B. cỏ, chuột, rắn hổ mang, đại bàng. C. chuột, rắn hổ mang, đại bàng. D. đại bàng. Câu 23: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây? A. Cỏ —> châu chấu —> vi khuẩn —> gà rừng —> trăn. B. Cỏ —> châu chấu —> trăn —> gà rừng —> vi khuẩn. C. Cỏ —> trăn —> châu chấu —> vi khuẩn —> gà rừng. D. Cỏ —> châu chấu —> gà rừng —> trăn —> vi khuẩn. Câu 24: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây: A. thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ. B. thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. C. thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật.
- D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Câu 25: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây: A. hỗ trợ giữa các loài. B. khống chế sinh học. C. cạnh tranh giữa các loài. D. hội sinh giữa các loài. Câu 26: Trong một quần xã sinh vật, loài ưu thế là: A. loài đóng vai trò quan trọng ( số lượng lớn). B. loài có số lượng cá thể cái đông nhất. C. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. D. loài có tỉ lệ đực/ cái ổn định nhất. Câu 27: Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là: A. độ đa dạng. B. độ thường gặp. C. độ nhiều. D. độ tập trung. Câu 28: Trong mối quan hệ giữa các thành phần trong quần xã, thì quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất là: A. quan hệ hỗ trợ. B. quan hệ dinh dưỡng. C. quan hệ về nơi ở. D. quan hệ đối địch. Câu 29: Mô hình V A C (vườn - ao - chuồng) là một hệ sinh thái vì có: A. Đầy đủ các loại sinh vật. B. Chu trình tuần hoàn vật chất. C. Kích thước quần xã lớn và có chu trình tuần hoàn vật chất. D. Thành phần loài phong phú. Câu 30: Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là: A. Kiếm mồi. B. Nhận biết các vật. C. Sinh sản D. Định hướng di chuyển trong không gian. Câu 31: Ở quần thể người, quy định nhóm tuổi trước sinh sản là: A. Từ 15 đến dưói 20 tuổi B. Từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi C. Từ sơ sinh đến dưói 25 tuổi D. Từ sơ sinh đến dưói 20 tuổi Câu 32: Nếu một nước có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp thì được xếp vào loại nước có: A. Tháp dân số tương đối ổn địnhB. Tháp dân số giảm sút C. Tháp dân số ổn địnhD. Tháp dân số phát triển Câu 33: Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các cá thể chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam cực. B. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. C. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng Đông bắcViệt Nam. Câu 34: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào? A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng. C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể. D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào. Câu 35: Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo: A. Lứa tuổi của cá thể và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. B. Nguồn thức ăn của quần thể. C. Khu vực sinh sống.
- D. Cường độ chiếu sáng. Câu 36: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thuỷ là: A. Hái quả, săn bắt thú. B. Bắt cá, hái quả. C. Săn bắt thú, hái lượm cây rừng. D. Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng. Câu 37: Ở xã hội công nghiệp xuất hiện nhiều vùng trồng trọt lớn là do: A. Nền nông nghiệp cơ giới hoá. B. Công nghiệp khai khoáng phát triển. C. Chế tạo ra máy hơi nước. D. Nền hoá chất phát triển. Câu 38: Ở xã hội nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp đem lại lợi ích là: A. Hình thành các hệ sinh thái trồng trọt. B. Tích luỹ thêm nhiều giống vật nuôi. C. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi. D. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt. Câu 39: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật hằng nhiệt? A. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi.B. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, chó sói. C. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu.D. Bồ câu, chó sói, thỏ, dơi. Câu 40: Nhóm sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm động vật biến nhiệt? A. Cá rô phi, cá chép, ếch, cá sấu.B. Cá sấu, thỏ, ếch, dơi. C. Bồ câu, mèo, thỏ, dơi.D. Bồ câu, cá rô phi, cá chép, mèo. Câu 41: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây? A. Nhóm nhân tố vô sinh. B. Nhóm nhân tố hữu sinh. C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh. D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh. Câu 42: Trong tự nhiên, có các loại môi trường sống nào sau đây ? A. Môi trường trong đất, môi trường nước và môi trường mặt đất – không khí. B. Môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường mặt đất – không khí. C. Môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường trong đất. D. Môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường mặt đất – không khí và môi trường sinh vật. Câu 43: Nhiệt độ mà tại đó cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất là A. 2 °C. B. 5 °C. C. 30°C. D. 42 °C. Câu 44: Vì sao những cây ở bìa rừng thường mọc nghiêng và tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng? A. Do tác động của gió từ một phía. B. Cây nhận ánh sáng không đều từ các phía. C. Do cây nhận được nhiều ánh sáng. D. Do số lượng cây trong rừng tăng, lấn át cây ở bìa rừng. Câu 45: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì? A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh. C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.
- D. Hạn sự thoát hơi nước. Câu 46: Khi chuyển những sinh vật đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng cao hơn thì khả năng sống của chúng như thế nào? A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. B. Khả năng sống bị giảm sau đó không phát triển bình thường. C. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết. D. Không thể sống được. Câu 47: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì? A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao. B. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá. C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây. D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao. Câu 48: Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là: A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ Câu 49: Địa y bám trên cây, giữa địa y và cây có mối quan hệ gì? A. Hội sinh B. Cộng sinh C. Kí sinh D. Nửa kí sinh Câu 50: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi: A. Giới hạn sinh thái B. Tác động sinh thái C. Khả năng cơ thể D. Sức bền của cơ thể Câu 51: Ánh sáng có tác động trực tiếp đến hoạt động sinh lí nào của cây xanh ? A. Hô hẩp. B. Quang hợp. C. Phân chia tế bào. . Cả A. B và C. Câu 52: Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường ? A. Nhóm sinh vật biến nhiệt. B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt. C. Không có nhóm nào cả. D. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt. C. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: 100 % trắc nghiệm - Thời gian làm bài: 45 phút BGH duyệt Tổ trưởng CM Nhóm trưởng CM Giáo viên Kiều Thị Hải Trương T. Mai Hằng Ngô T. Huyền Ngọc Ng.T. Ngọc Mơ