Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022

Câu 1. Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai:

A. đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa.

B. đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa.

C. đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa.

D. đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa.

Câu 2. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào khoảng thời gian:

A.  năm 1945 đến 1975.

B. năm 1950 đến 1980.

C. năm 1918 đến 1945.

D năm 1945 đến 1950.

Câu 3. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

B. tài nguyên thiên nhiên phong phú.

C. làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa.

D. áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.

Câu 4. Nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt từ khoảng thời gian:

A. những năm 60 của thế kỉ XX.

B. những năm 70 của thế kỉ XX.

C. những năm 80 của thế kỉ XX.

D. những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 5. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ suy giảm:

A. Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

B. nền kinh tế Mĩ không ổn định, vấp phải suy thoái, khủng hoảng.

C. Mĩ chi khoản tiền lớn cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược.

D. ở Mĩ liên tục xảy ra các cuộc nội chiến.

doc 7 trang Phương Ngọc 27/02/2023 2740
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TP ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS . MÔN Lịch sử 9 NĂM HỌC: 2021-2022 1. Chủ đề : Mĩ, Nhật, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai - Trình bày thành tựu kinh tế của Mĩ, Nhật, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. - Nêu nội dung chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ, Tây Âu. - Trình bày nguyên nhân khiến kinh tế Mĩ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tại sao đến những năm 70 kinh tế Mĩ suy giảm. - Nêu những nguyên nhân khiến kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì, Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau. Hiện nay Việt Nam có quan hệ gì với Mĩ, Nhật, Tây Âu trong phát triển kinh tế. 2.Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Nêu được hoàn cảnh ra đời hội nghị Ianta, nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của chiến tranh lạnh. - Nêu được nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc khi nào. Liên Hợp Quốc có những hoạt động gì giúp đỡ Việt Nam. - Vì sao nói « hoà bình ổn định hợp tác phát triển kinh tế » vừa là thời cơ, vừa là thách thức với các dân tộc trong đó có Việt Nam. 3. Cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai. - Nêu được các thành tựu của khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ II, rút ra được những mặt tích cực, hạn chế của khoa học kĩ thuật và bài học cho con người. 4. Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Trình bày chính sách khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp. Chính sách khai thác lần thứ hai có gì khác lần thứ nhất. Thủ đoạn về chính trị, văn hóa, giáo dục của Pháp ở Việt Nam như thế nào. Mục đích của các thủ đoạn đó là gì. - Phân tích được thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Em có nhận xét chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp ở Việt Nam. -HẾT-
  2. CÂU HỎI THAM KHẢO Câu 1. Vị thế của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai: A. đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 2. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới vào khoảng thời gian: A. năm 1945 đến 1975. B. năm 1950 đến 1980. C. năm 1918 đến 1945. D năm 1945 đến 1950. Câu 3. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. B. tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. làm giàu nhờ thu lợi nhuận từ các nước thuộc địa. D. áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. Câu 4. Nền kinh tế Mĩ mất dần ưu thế tuyệt đối về mọi mặt từ khoảng thời gian: A. những năm 60 của thế kỉ XX. B. những năm 70 của thế kỉ XX. C. những năm 80 của thế kỉ XX. D. những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 5. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ suy giảm: A. Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt với Mĩ. B. nền kinh tế Mĩ không ổn định, vấp phải suy thoái, khủng hoảng. C. Mĩ chi khoản tiền lớn cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược. D. ở Mĩ liên tục xảy ra các cuộc nội chiến. Câu 6. Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai: A. Anh B. Pháp C. Mĩ. D. Nhật Câu 7. Thành tựu nổi bật trong chinh phục vũ trụ của Mĩ trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là: A. đưa con người lên mặt trăng. B. sản xuất tàu vũ trụ. C. sản xuất tàu con thoi. D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Câu 8. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai Đảng nào thay nhau nắm quyền ở Mĩ? A. Đảng Dân chủ và Đảng Độc lập. B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.
  3. C. Đảng Cộng hòa và Đảng Độc lập. D. Đảng Tự do và Đảng Cộng hòa. Câu 9. Chính sách đối ngoại mà các đời tổng thống Mĩ theo đuổi đều nhằm mục đích: A. đưa Mĩ trở thành cường quốc về chính trị. B. đưa Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, tài chính. C. thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới. D. mở rộng quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên thế giới. Câu 10. Sự kiện nào được coi à “Ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản? A. cải cách ruộng đất. B. ban hành hiến pháp 1946. C. chiến tranh Triều Tiên. D. chiến tranh Việt Nam. Câu 11. Cơ hội mới để nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” là gì? A. những cải cách dân chủ. B. ban hành hiến pháp năm 1946. C. chiến tranh Triều Tiên. D. chiến tranh Việt Nam. Câu 12. Những năm 60 của thế kỉ XX, vị thế của nền kinh tế Nhật Bản: A. vươn lên đứng đầu trong giới tư bản chủ nghĩa. B. đứng thứ hai trong giới tư bản chủ nghĩa. C. đứng thứ ba trong giới tư bản chủ nghĩa. D. đứng thứ tư trong giới tư bản chủ nghĩa. Câu 13. Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới từ khi nào? A. những năm 60 của thế kỉ XX. B. những năm 70 của thế kỉ XX. C. những năm 80 của thế kỉ XX. D. những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 14. Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế? A. yếu tố con người. B. vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế. C. việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao. Câu 15. Nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái từ khi nào? A. sau năm 1973. B. đầu những năm 80 của thế kỉ XX. C. cuối những năm 80 của thế kỉ XX. D. đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Câu 16. Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì? A. tiến hành cải cách nền kinh tế. B. nhận viện trợ từ Mĩ.
  4. C. thu hẹp các quyền tự do dân chủ. D. trở lại xâm lược thuộc địa. Câu 17. “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì? A. “kế hoạch khôi phục châu Âu”. B. “kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”. C. “kế hoạch trợ giúp châu Âu”. D. “kế hoạch phục hưng châu Âu”. Câu 18. Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra? A. để hàng hóa Mĩ tràn ngập trên thị trường châu Âu. B. đảm bảo các quyền tự do cho người lao động. C. không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ. D. tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ. Câu 19. Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì? A. chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. C. chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam. D. chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 20. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nước nào phân chia chiếm đóng lãnh thổ nước Đức? A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật. B. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản. C. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh. Câu 21. Việc các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) làm cho tình hình châu Âu: A. ổn định và có điều kiện phát triển. B. có sự đối đầu gay gắt giữa các nước. C. trở nên căng thẳng. D. có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mới. Câu 22. Những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Đức vươn lên đứng thứ mấy trên thế giới tư bản? A. thứ nhất B. thứ hai C. thứ ba D. thứ tư Câu 23. Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên là tổ chức nào? A. Cộng đồng châu Âu. B. Cộng đồng than thép châu Âu. C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. D. Liên minh châu Âu. Câu 24. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì?
  5. A. tạo ra một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật. B. tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản. C. tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng. D. phát hành đồng tiền chung. Câu 25. Họp hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma-xtrich quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu (EC) thành: A. cộng đồng châu Âu. B. cộng đồng than thép châu Âu. C. cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. D. Liên minh châu Âu. Câu 26. Tháng 2 – 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức với sự tham gia của nguyên thủ những nước nào? A. Mĩ, Anh, Pháp. B. Mĩ, Liên Xô, Đức C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản. D. Mĩ, Liên Xô, Anh. Câu 27. Theo quyết định của Hội nghị Ianta vùng Tây Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào? A. Anh, Mĩ B. Liên Xô C. Anh D. Mĩ Câu 28.Theo quyết định của Hội nghị Ianta quân đội nước nào sẽ chiếm đóng vùng Bắc Triều Tiên? A. Anh, Mĩ B. Liên Xô C. Anh D. Mĩ Câu 29. Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào? A. Trật tự thế giới đơn cực do Mĩ đứng đầu. B. Trật tự thế giới đa cực do Mĩ đứng đầu. C. Trật tự hai cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực. D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm. Câu 30. Để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh, Hội nghị Ianta đã quyết định vấn đề gì? A. thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. B. tổ chức trật tự thế giới sau chiến tranh. C. phân chia các khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới. D. thực hiện chế độ quân quản ở các nước bại trận. Câu 31. Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào thời gian nào? A. tháng 8 năm 1977 B. tháng 9 năm 1977 C. tháng 8 năm 1997
  6. D. tháng 7 năm 1995 Câu 32. Chiến tranh lạnh chủ yếu là cuộc chạy đua trên lĩnh vực nào? A. kinh tế B. chính trị C. khoa học – kĩ thuật D. quân sự Câu 33. Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với trọng điểm là lĩnh vực nào? A. chính trị B. kinh tế C. văn hóa D. quân sự Câu 34. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt đầu vào thời gian nào? A. những năm 40 của thế kỉ XX. B. những năm 50 của thế kỉ XX. C. những năm 60 của thế kỉ XX. D. những năm 70 của thế kỉ XX. Câu 35. Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai? A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Liên Xô Câu 36. Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX là: A. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính. B. chế tạo thành công bom nguyên tử. C. công bố “Bản đồ gen người”. D. phát minh ra máy tính điện tử. Câu 37. Loại vật liệu nào giữ vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp? A. vật liệu siêu bền B. vật liệu Nano C. vật liệu siêu dẫn D. vật liệu Polime Câu 38. Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người? A. chế tạo công sản xuất mới. B. những phát minh về công nghệ sinh học. C. cuộc “Cách mạng xanh”. D. chế tạo phân bón sinh học. Câu 39. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức? A. già hóa dân số B. sao chép con người
  7. C. ô nhiễm môi trường. D. tai nạn lao động. Câu 40. Đâu là hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật? A. nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân. B. hàng hóa sản xuất ra nhiều dẫn đến khủng hoảng kinh tế. C. chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có sức hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tai nạn, dịch bệnh, D. nạn khủng bố gia tăng. -HẾT-