Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Anh
I/ Trắc nghiệm:
Câu 1: Tính trạng là:
A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình
B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.
C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.
D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.
Câu 2: Nội dung quy luật phân li độc lập là gì?
A. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử.
C. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử.
D. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
Câu 3: Tính trạng tương phản là:
A. các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau.
B. những tính trạng số lượng và chất lượng.
C. tính trạng do một cặp alen quy định.
D. các tính trạng khác biệt nhau.
Câu 4: Đối tượng của di truyền học là gì?
A. Các loài sinh vật.
B. Bản chất và tính qui luật của di truyền và biến dị.
C. Cơ chế và qui luật của di truyền và biến dị.
D. Đậu Hà Lan.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_ho.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Ngọc Anh
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 NĂM HỌC 2022-2023 I/ NỘI DUNG ÔN TẬP - Chương 1: Các thí nghiệm của MenĐen ( Bài 1,2,3,4,5) - Chương 2: Nhiễm sắc thể ( Bài 8,9,10,11,12,13) II/ HÌNH THỨC THI: Tự luận kết hợp trắc nghiệm - Mức độ nhận thức trong bài kiểm tra: 4Biết-3 Hiểu- 2VD-1VDC - Trắc nghiệm: 7 điểm (Số lượng: 28 câu/ đề) - Tự luận: 3 điểm - Thời gian thi: 45 phút III/ MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP GỢI Ý I/ Trắc nghiệm: Câu 1: Tính trạng là: A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật. C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật. D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể. Câu 2: Nội dung quy luật phân li độc lập là gì? A. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử. C. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li trong quá trình phát sinh giao tử. D. Hai cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. Câu 3: Tính trạng tương phản là: A. các tính trạng cùng một loại nhưng biểu hiện trái ngược nhau. B. những tính trạng số lượng và chất lượng. C. tính trạng do một cặp alen quy định. D. các tính trạng khác biệt nhau. Câu 4: Đối tượng của di truyền học là gì? A. Các loài sinh vật. B. Bản chất và tính qui luật của di truyền và biến dị. C. Cơ chế và qui luật của di truyền và biến dị. D. Đậu Hà Lan. Câu 5: Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là gì? A. Làm xuất hiện các giao tử khác nhau trong quá trình phát sinh giao tử. B. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá tringh phát sinh giao tử. C. Giải thích một trong các nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp ở các loài giao phối. D. Là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Câu 6: Tính trạng trội là: A. tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ ½. B. tính trạng biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội hay dị hợp. C. tính trạng luôn biểu hiện ở F1. D. tính trạng có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn. Câu 7: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng: A. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử. B. sự tổ hợp lại của cặp nhân tố di truyền trong quá trình thụ tinh.
- C. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp lại của chúng trong thụ tinh. D. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình thụ tinh và sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình phát sinh giao tử. Câu 8: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai. B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính. C. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được. D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng. Câu 9 : Kiểu gen là: A. tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. B. tổ hợp toàn bộ các alen trong cơ thể. C. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. D. tổ hợp toàn bộ các gen trong cơ thể. Câu 10 : Muốn phát hiện một cặp alen nào đó ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp người ta sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Lai tương đương. B. Lai với bố mẹ. C. Lai phân tích. D. Quan sát dưới kính hiển vi. Câu 11 : Phép lai nào sau dây được gọi là phép lai phân tích? A. Aa x Aa. B. Aa x AA. C. Aa x aa. D. AA x Aa. Câu 12: Biến dị tổ hợp xuất hiện khá phong phú ở: A. những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối). B. những loài sinh vật có hình thức sinh sản vô tính. C. những loài sinh vật có hình thức sinh sản trinh sinh. D. những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính và vô tính. Câu 13: NST là gì? A. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào. B. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm. C. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm. D. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào. Câu 14 : Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả rõ nhất ở kỳ nào của phân chia tế bào? A. Kỳ đầu. B. Kỳ giữa. C. Kỳ sau. D. Kỳ cuối. Câu 15 : Thành phần hoá học chủ yếu của NST là gì? A. Protein và sợi nhiễm sắc. B. Protein histon và axit nucleic. C. Protein và ADN. D. Protein anbumin và axit nucleic. Câu 16 : Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành:
- A. từng cặp tương đồng (giống nhay về hình thái, kích thước). B. từng cặp không tương đồng. C. từng chiếc riêng rẽ. D. từng nhóm. Câu 17 : Tại sao NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân? A. Vì lúc này NST dãn xoắn tối đa. B. Vì lúc này NST đóng xoắn tối đa. C. Vì lúc này ADN nhân đôi xong. D. Vì lúc này NST phân li về hai cực của tế bào. Câu 18 : Hình thái NST qua nguyên phân biến đổi như thế nào? A. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và đóng xoắn tối đa đến trước lúc NST phân li và tháo xoắn ở kỳ cuối. B. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trung gian và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối. C. NST đóng xoắn từ đầu kỳ trước và đóng xoắn tối đa vào cuối kỳ giữa, tháo xoắn ở kỳ sau và tháo xoắn tối đa ở kỳ cuối. D. NST đóng xoắn tối đa ở cuối kỳ giữa và bắt đầu tháo xoắn ở cuối kỳ giữa. Câu 19 : NST kép là gì? A. NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST gồm hai cromatit giống nhau, đính với nhau ở tâm động. B. Cặp gồm hai NST giống nhau về hình dáng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ. C. NST tạo ra từ sự nhân đôi NST, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ. D. Cặp gồm hai cromatit giống nhau về hình thái nhưng khác nhau về nguồn gốc. Câu 20 : Bản chất của thụ tinh là gì? A. Sự kết hợp của 2 bộ phận nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội B. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội C. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội D. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội Câu 21 : Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được: A. 4 trứng B. 1 trứng và 3 thể cực C. 3 trứng và 1 thể cực D. 4 thể cực Câu 22 : Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là: A. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX B. XX ở nam và XY ở nữ C. Ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY D. XX ở nữ và XY ở nam Câu 23 : Điểm giống nhau giữa NST thường và NST giới tính là gì? 1. Đều mang gen quy định tính trạng thường. 2. Đều có thành phần hoá học chủ yếu là prôtêin và axit nuclêic. 3. Đều ảnh hưởng đến sự xác định giới tính. 4. Đều có cá khả năng nhân đôi, phân li và tổ hợp cũng như biến đổi hình thái trong chu kì phân bào. 5. Đều có thể bị biến đổi cấu trúc và số lượng. Số phương án đúng là: A. 2 B. 4 C. 3
- D. 5 Câu 24: Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai? A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY Câu 25 : Một tế bào ngô 2n = 20 giảm phân hình thành giao tử. Số NST trong mỗi tế bào ở kỳ sau của giảm phân I là bao nhiêu? A. 5. B. 10. C. 40. D. 20. Câu 26 : Một loài có bộ NST 2n = 16. 5 tế bào đều trải qua giảm phân. Số cromatit trong tế bào ở kỳ sau của giảm phân II là bao nhiêu? A. 0. B. 32. C. 80. D. 160. II/ Tự luận: 1/ Nêu khái niệm biến dị, di truyền. Mối quan hệ giữa biến dị và di truyền? 2/ Nêu khái niệm cơ bản và thuật ngữ cơ bản của di truyền học? 2/ Nêu khái niệm lai một cặp tính trạng, lai hai cặp tính trạng? 3/ Nêu khái niệm nhiễm sắc thể? Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể? 4/ Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể của quá trình nguyên phân, giảm phân? Nêu ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh? 5/ Nêu khái niệm di truyền liên kết, giải thích cơ sở tế bào học của di truyền liên kết? Ý nghĩa của di truyền liên kết? 6/ Ở cà chua thuần chủng, tính trạng quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Hãy lập sơ đồ lai từ P F2? 7/ Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? BGH duyệt TT/NTCM duyệt Người ra đề cương Nguyễn Xuân Lộc Nguyễn Ngọc Anh