Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Mai Hương

I. Ngữ liệu trong chương trình

1. Bài tập 1: Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Câu 1. Em hãy cho biết những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2. Trong những câu thơ trên, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh tả thực, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ?

Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và trong câu kết bài thơ em vừa nêu có giống nhau không? Vì sao? Việc lặp lại hình ảnh hàng tre ở câu kết bài thơ có ý nghĩa gì?

Câu 3. Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 8 -10 câu) phân tích khổ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập (chú thích rõ).

Câu 4. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. Trong chương trình Ngữ văn THCS, có tác phẩm văn học nào em đã học cũng xuất hiện hình ảnh cây tre làm trung tâm? Tác giả của tác phẩm đó là ai ?

2. Bài tập 2: “Viếng lăng Bác” là bài thơ hay viết về đề tài lãnh tụ. Mở đầu bài thơ, Viễn Phương viết:

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.

Và kết thúc bài thơ, tác giả lại viết:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

(Trích Ngữ văn 9, tập hai. NXB Giáo dục 2019)

1. Cho biết năm sáng tác của tác phẩm. Trong chương trình Ngữ văn em đã học cũng có những bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu, em hãy ghi lại tên một tác phẩm và tác giả có cùng đề tài ấy.

2. Tại sao mở đầu bài thơ, nhà thơ dùng từ xưng hô “con” - “Bác” nhưng đến khổ cuối tác giả lại không dùng đại từ xưng hô nữa?

docx 5 trang Quốc Hùng 09/07/2024 300
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_na.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Mai Hương

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2022 - 2023 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Văn bản - Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác * Nội dung cần nắm vững: tác giả, tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật đặc sắc, hình ảnh thơ II.Tiếng Việt -Các thành phần biệt lập; các BPTT; Khởi ngữ * Nội dung kiến thức cần nắm vững: Khái niệm, tác dụng III. Tập làm văn - Viết đoạn văn (nghị luận về một tác phẩm truyện, về một đoạn thơ, bài thơ); Nghị luận xã hội (dựa vào ngữ liệu ngoài SGK hoặc trong SGK Ngữ văn THCS ) - Độ dài: 15 câu (khoảng 1 trang giấy thi ) - Có sử dụng các kiến thức tiếng Việt đã học B.DẠNG ĐỀ: 100% tự luận Phần I. ( 6 đ ) - ngữ liệu Sgk Câu 1.(1đ) Hỏi về nội dung, nghệ thuật, tên tác phẩm, thể loại Câu 2. (1đ) Tìm biện pháp nghệ thuật, kiến thức tiếng Việt, nêu được tác dụng của việc sử dụng đó. Câu 3. (4đ) Viết đoạn văn nghị luận về một đoạn thơ ( bài thơ) Phần II. (4đ) - ngữ liệu Sgk/ ngoài Sgk Câu 1.(1đ) Hỏi về nội dung, nghệ thuật, thể loại Câu 2. (1đ) Tìm biện pháp nghệ thuật, kiến thức tiếng Việt, nêu được tác dụng của việc sử dụng đó. Câu 3. (2đ) Viết đoạn văn nghị luận về tư tưởng đạo lí rút ra từ đoạn trích C. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO I. Ngữ liệu trong chương trình 1. Bài tập 1: Mở đầu bài thơ của mình, có một nhà thơ viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. và ở cuối bài, nhà thơ bày tỏ nguyện ước: “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” Câu 1. Em hãy cho biết những câu thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Câu 2. Trong những câu thơ trên, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh tả thực, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ? Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre trong khổ đầu và trong câu kết bài thơ em vừa nêu có giống nhau không? Vì sao? Việc lặp lại hình ảnh hàng tre ở câu kết bài thơ có ý nghĩa gì?
  2. Câu 3. Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 8 -10 câu) phân tích khổ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập (chú thích rõ). Câu 4. Cây tre đã trở thành hình ảnh trung tâm của nhiều tác phẩm văn học Việt Nam. Trong chương trình Ngữ văn THCS, có tác phẩm văn học nào em đã học cũng xuất hiện hình ảnh cây tre làm trung tâm? Tác giả của tác phẩm đó là ai ? 2. Bài tập 2: “Viếng lăng Bác” là bài thơ hay viết về đề tài lãnh tụ. Mở đầu bài thơ, Viễn Phương viết: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. Và kết thúc bài thơ, tác giả lại viết: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Trích Ngữ văn 9, tập hai. NXB Giáo dục 2019) 1. Cho biết năm sáng tác của tác phẩm. Trong chương trình Ngữ văn em đã học cũng có những bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu, em hãy ghi lại tên một tác phẩm và tác giả có cùng đề tài ấy. 2. Tại sao mở đầu bài thơ, nhà thơ dùng từ xưng hô “con” - “Bác” nhưng đến khổ cuối tác giả lại không dùng đại từ xưng hô nữa? 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu thơ “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam/Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. 4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, em hãy làm rõ tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác ở khổ thơ trên. Trong đó có sử dụng câu nghi vấn và câu có thành phần tình thái (gạch dưới một câu nghi vấn và một thành phần tình thái) 3. Bài tập 3: Khép lại dòng cảm xúc, nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện ước nguyện từ sâu thẳm trái tim mình: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” (Trích Ngữ văn 9, tập hai. NXB Giáo dục 2019) 1. Ghi tên bài thơ có những câu thơ trên. Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời bài thơ. 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch có sử dụng một câu chứa thành phần phụ chú và một câu mở rộng thành phần làm rõ tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác (gạch dưới thành phần phụ chú và câu mở rộng thành phần ). 4. Trong một bài thơ thuộc chương trình Ngữ Văn 9 cũng có những câu thơ thể hiện ước nguyện của tác giả, em hãy chép lại những câu thơ đó. Hãy chỉ rõ điểm tương đồng và khác biệt về nội dung tư tưởng của đoạn thơ em vừa chép với khổ thơ ở đề bài. 4. Bài tập 4: Trước mùa xuân lớn của đất trời, đất nước, nhà thơ Thanh Hải đã bộc lộ tâm nguyện thật chân thành, tha thiết qua những vần thơ sau: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca
  3. Một nốt trầm xao xuyến”. (Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – Tập hai – trang 56) Câu 1: Khổ thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Câu 2: Từ “làm” trong khổ thơ trên thuộc từ loại nào? Có thể thay từ “làm” bằng từ “là” được không? Vì sao? Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, em hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp khoảng 12 câu làm rõ những tâm nguyện của nhà thơ Thanh Hải, trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập tình thái (gạch chân, chú thích rõ). 5. Bài tập 5: Cùng với mùa thu, mùa xuân là mảnh đất màu mỡ của những cảm xúc được thăng hoa ở nhiều thi sĩ. Một nhà thơ cũng đã in dấu chân vào mảnh đất ấy với thi phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”. Câu 1: Cho biết thi sĩ được nói tới là ai? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? Mạch cảm xúc được diễn ra như thế nào? Câu 2: Trong khổ thơ thứ tư, tác giả viết: “Ta làm con chim hót - Ta làm một cành hoa”. Có thể thay từ “làm” bằng từ “là” được không? Vì sao? Câu 3: Phân tích giá trị của biện pháp tu từ đặc sắc trong khổ 4? Câu 4: Bài thơ được kết đọng lại bằng những vần điệu trong sáng, thiết tha: [ ] “ Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế.” Bằng một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo phép lập luận tổng – phân – hợp, em hãy phân tích đoạn thơ trên. Trong đó có sử dụng câu nghi vấn và lời dẫn trực tiếp (gạch dưới 1 câu nghi vấn và 1 lời dẫn trực tiếp). Câu 5: Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn THCS cũng cho ta thấy tình yêu của tác giả với “câu Nam ai, Nam bình” và “nhịp phách tiền đất Huế”. Cho biết văn bản đó do ai sáng tác? II. Ngữ liệu ngoài chương trình 1. Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MÙA GIÁP HẠT Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy. Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.
  4. Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt (Trích Mùa giáp hạt , Nguyễn Trung Thành,Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50) Câu 1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu in đậm ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với gia đình? Câu 3. Từ nội dung văn bản trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái. 2. Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì. [ ] Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. [ ]Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt, ấy là những cách làm cho mình yếu đuối. Nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi.” (Trích Mạo hiểm – Nguyễn Bá Học, Quốc văn trích diễm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005) 1. Xác định thành phần khởi ngữ được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên. 2. Vì sao tác giả lại cho rằng “Vậy học trò ngày nay phải biết xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở”? 3. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. 3. Bài tập 3: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ty phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi : “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy là 9.999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không”? (Theo Hương Tâm, Ngữ Văn 9 tập hai. NXB Giáo dục 2019) 1.Gọi tên phép lập luận được sử dụng trong đoạn trích. 2.Trong đoạn trích, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì?
  5. 3.Từ nội dung đoạn trích trên và những hiểu biết thực tế, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến “Tri thức là sức mạnh”. 4. Bài tập 4: Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hóa, biết ứng xử chính là người biết tự mình hòa vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay!” (Theo Băng Sơn, “Giao tiếp đời thường”, SGK Ngữ văn 9, tập II, tr. 9) Câu 1: Ghi lại câu chủ đề của đoạn văn trên? Câu 2 : Xét theo cấu tạo, câu văn in đậm thuộc kiểu câu nào? Nêu tác dụng của kiểu câu đó trong việc diễn đạt nội dung đoạn văn? Câu 3: Từ nội dung đoạn trích cùng với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về nhận định: “Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của bản thân và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội”. Câu 4: Tìm một câu thành ngữ, tục ngữ nói lên lời khuyên về trang phục của ông cha ta. 5. Bài tập 5: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương [ ] Môt người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất." . (Lão Hạc, Ngữ Văn 8, tập 1, NXBGD, 2018) Câu 1: Đoạn văn bản trên là lời của nhân vật nào? Nói trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Tìm các từ cùng trường từ vựng trong đoạn trích trên và gọi tên trường từ vựng đó? Câu 3: Từ thông điệp của đoạn văn bản trên hãy làm rõ quan niệm của đại văn hào Nga M. Gorxki: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương” bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Ban giám hiệu TT/NTCM duyệt Người lập Nguyễn Thị Mai Hương