Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thanh Huệ

Bài tập 1: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là một áng văn hay, thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Truyện có đoạn kể:

Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin trời chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết…

1. Theo em, vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất ? Từ đó em có cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến ?

2. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương. Đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu nghi vấn (gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp và câu nghi vấn đó).

3. Chương trình Ngữ văn THCS cũng có một văn bản viết về người phụ nữ dưới xã hội phong kiến phải chịu oan khuất. Hãy nêu tên văn bản đó?

Bài tập 2: Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ) có đoạn viết:

“Chàng quỳ xuống đất, vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:

- Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ.”

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" trích từ tập truyện nào? Nêu ý nghĩa nhan đề của tập truyện đó.

Câu 2. Đoạn trích trên là lời của Vũ Nương nói với ai, trong hoàn cảnh nào? Vì sao khi nghe lời nói trên của Vũ Nương, mọi người đều ứa hai hàng lệ?

Câu 3. Dựa vào văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, triển khai câu chủ đề: “Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương, tác giả Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương – một người vợ yêu chồng, thủy chung son sắt.” thành một đoạn văn tổng – phân – hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một câu cảm thán (Gạch chân và chú thích rõ).

doc 6 trang Quốc Hùng 09/07/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thanh Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trần Thị Thanh Huệ

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC 2023 - 2024 I.Nội dung kiến thức ôn tập: Tập trung phần văn học trung đại 1. Văn bản:+ Chuyện người con gái Nam Xương + Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ 14) + Truyện Kiều (Chị em Thúy Kiều; Kiều ở lầu Ngưng Bích) *Yêu cầu chung: Nắm vững kiến thức cơ bản: tác giả, tác phẩm, PTBĐ, thể loại, xuất xứ, ý nghĩa nhan đề, giá trị nội dung, nghệ thuật, đặc điểm nhân vật, nghệ thuật miêu tả nhân vật, + Truyện: Tóm tắt cốt truyện + Thơ: Học thuộc thơ 2. Tiếng Việt: + Các phương châm hội thoại + Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp *Yêu cầu: - Đặc điểm các phương châm hội thoại - Dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp, gián tiếp; cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp. 3.Tập làm văn: nghị luận văn học; nghị luận xã hội - Các kiểu đoạn văn - Cách triển khai đoạn văn II. Dạng đề: (Hình thức kiểm tra: 100% tự luận) 1) Ngữ liệu sách giáo khoa: (6,5 điểm đến 7 điểm) *Cho đoạn văn; đoạn thơ - Dạng 1: trả lời câu hỏi đọc hiểu (dựa vào đoạn văn, đoạn thơ đã cho) - Dạng 2: Viết đoạn văn nghị luận văn học (làm rõ một vấn đề/nội dung thể hiện trong đoạn văn, đoạn thơ đã cho ở đề bài) + Có yêu cầu rõ kiểu đoạn văn. + Có kết hợp kiến thức tiếng Việt: Các phương châm hội thoại; Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp; Câu phân loại theo mục đích nói. + Có hạn chế số câu. 2) Ngữ liệu ngoài chương trình: (3 điểm đến 3,5 điểm) * Cho một đoạn văn bản hoặc một văn bản ngoài văn bản học trong chương trình. -Dạng 1: câu hỏi đọc hiểu (1 điểm đến 1,5 điểm) - Dạng 2: Viết đoạn văn NLXH khoảng ½ trang giấy kẻ ngang bàn về một vấn đề có liên quan hoặc được đề cập đến trong ngữ liệu ngoài chương trình. (2 điểm) III. Dạng bài tham khảo 1. Ngữ liệu trong SGK Bài tập 1: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là một áng văn hay, thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến. Truyện có đoạn kể: Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
  2. - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin trời chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết 1. Theo em, vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất ? Từ đó em có cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến ? 2. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương. Đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu nghi vấn (gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp và câu nghi vấn đó). 3. Chương trình Ngữ văn THCS cũng có một văn bản viết về người phụ nữ dưới xã hội phong kiến phải chịu oan khuất. Hãy nêu tên văn bản đó? Bài tập 2: Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ) có đoạn viết: “Chàng quỳ xuống đất, vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: - Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng. Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ.” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1. Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" trích từ tập truyện nào? Nêu ý nghĩa nhan đề của tập truyện đó. Câu 2. Đoạn trích trên là lời của Vũ Nương nói với ai, trong hoàn cảnh nào? Vì sao khi nghe lời nói trên của Vũ Nương, mọi người đều ứa hai hàng lệ? Câu 3. Dựa vào văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, triển khai câu chủ đề: “Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương, tác giả Nguyễn Dữ đã khắc họa thành công vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương – một người vợ yêu chồng, thủy chung son sắt.” thành một đoạn văn tổng – phân – hợp. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một câu cảm thán (Gạch chân và chú thích rõ). Bài tập 3: Trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả Nguyễn Dữ đã kể lại thật cảm động cuộc đời của Vũ Nương, trong đó có đoạn viết: Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất. (Ngữ văn 9 Tập I- NXB Giáo dục Việt Nam, trang 48) Câu 1: Em hãy nêu nguồn gốc, xuất xứ của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu 2: Trong văn bản này, có chi tiết khi chồng vắng nhà, Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách, nói với con đó là cha Đản. Theo em, khi Vũ Nương nói với con như vậy nàng đã vi phạm phương châm hội thoại nào?Việc vi phạm phương châm hội thoại của Vũ Nương đã cho ta thấy vẻ đẹp nào ở nàng? Câu 3: Trong câu văn “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”, nhân vật Linh Phi đã có ơn đức gì khiến cho Vũ Nương “thề sống chết cũng không bỏ”?
  3. Câu 4: Dựa vào văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp khoảng 12 câu làm rõ tình yêu thương chồng và lòng hiếu thảo của nhân vật Vũ Nương. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một thán từ (gạch chân, chú thích rõ). Câu 5: Hãy kể tên một tác phẩm khác đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có cùng đề tài với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”. Ghi rõ tên tác giả. Bài tập 4: Trong lời phủ dụ, vua Quang Trung viết: “ Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, Phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm, hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chế ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!” (SGK Ngữ văn 9, tập1, NXB Giáo dục Việt Nam) Câu 1: Lời phủ dụ trên được trích trong tác phẩm nào? Giải thích nhan đề của tác phẩm? Câu 2: Xét theo mục đích nói, câu văn sau: Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!” Thuộc kiểu câu gì? Nói nhằm mục đích gì? Câu 3: Khi viết về vua Quang Trung, các tác giả đã xây dựng hình tượng một vị vua sáng suốt, nhạy bén và có tầm nhìn xa trông rộng. Dựa vào hồi thứ 14 “Hoàng Lê nhất thống chí” em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu diễn dịch để làm rõ những nét đẹp ấy của nhân vật. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và trợ từ (gạch chân và chú thích rõ) Câu 4: Kể tên một tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) đã học trong chương trình Ngữ văn 9 có cùng giai đoạn sáng tác với Hoàng Lê nhất thống chí ? Bài tập 5: “Truyện Kiều” là kiệt tác của nền văn học Việt Nam, có vị trí quan trọng trong đời sống tâm hồn dân tộc. Trong tác phẩm, đại thi hào Nguyễn Du đã có những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của nàng Kiều: “Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn; Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai.” Câu 1. Nêu xuất xứ và giải thích ý nhan đề chữ Hán của tác phẩm? Câu 2. Ghi lại một thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ em trên và giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó. Câu 3. Viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo phép lập luận quy nạp, để làm rõ vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn thơ trên, trong đoạn có sử dụng hợp lí một câu cảm thán, một lời dẫn trực tiếp (gạch chân, chú thích câu cảm thán, lời dẫn trực tiếp).
  4. Câu 4. Kể tên một văn bản trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cho biết tên tác giả. Bài tập 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.” (Chị em Thúy Kiều, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) 1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Trình bày vị trí đoạn trích Chị em Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều. 2. Giải nghĩa các từ “ngũ âm”, “não nhân”. 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ ngữ “vốn sẵn”, “pha nghề”, “đủ mùi”, “làu bậc”, “nghề riêng”, “ăn đứt” trong đoạn thơ trên. 4. Bằng một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu, làm rõ tài năng của Thúy Kiều qua đoạn thơ trên, trong đoạn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu nghi vấn (gạch chân, chú thích rõ). 2. Ngữ liệu ngoài SGK Bài tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở phía dưới. “Nếu bạn muốn cải thiện mối quan hệ với ba mẹ, hãy cố lắng nghe họ với tư cách là một người bạn. Tuy việc nhìn ba mẹ từ một góc nhìn khác có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng việc này đáng để bạn cố gắng làm. Chúng ta thường nói với ba mẹ rằng: “Ba mẹ không hiểu con. Chẳng ai chịu hiểu con cả”. Thế nhưng bạn có hiểu họ chăng ? Bạn thấy đó, họ cũng chịu nhiều áp lực. Trong lúc bạn lo nghĩ về bạn bè và buổi thi môn Lịch sử sắp tới, họ lo nghĩ về giám đốc, về quản lý ở công ty và việc lo cho bạn ăn học nên người. Cũng giống như bạn, có những hôm họ bị tổn thương trong khi làm việc và phải chui vào phòng nghỉ trưa để khóc cho vơi. Có những ngày họ lo âu không biết làm cách nào để thanh toán các hóa đơn. Mẹ bạn có lẽ ít khi có dịp để thư giãn và hưởng chút vui thú riêng tư. Ba bạn có lẽ bị những người láng giềng chế nhạo vì chiếc xe cũ mèm mà ông đang sử dụng. Họ cũng có những ước mơ không thành và họ đã phải hy sinh để bạn có thể đạt được những ước mơ của bạn. Vậy đó, ba mẹ bạn cũng chỉ là những con người. Họ cũng khóc, cười, bị tổn thương và không thể lúc nào cũng giữ bình tĩnh được, giống hệt như bạn và tôi.” (“7 thói quen của bạn trẻ thành đạt”, Sean Covey, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2021) Câu 1:Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì ? Xác định lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích trên. Câu 2: Theo em, vì sao muốn cải thiện mối quan hệ với cha mẹ, chúng ta cần biết lắng nghe họ? Câu 3: Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Phải chăng sẻ chia chính là nhịp cầu để kết nối yêu thương với cha mẹ ? Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý; hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo, chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta”. (Trích Ngữ văn 9, tập 1, trang 99, NXBGD Việt Nam năm 2017).
  5. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Lấy một ví dụ trong tiếng Việt về “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” và “một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả”. Mỗi hiện tượng ngôn ngữ đó được gọi là gì? Câu 3. Bằng những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc một bộ phận giới trẻ hiện nay “không biết dùng tiếng ta” bằng một đoạn văn không quá 1 trang giấy thi. Bài tập 3: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: VẾT NỨT VÀ CON KIẾN Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn! (Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2: Chỉ ra câu văn có chứa lời dẫn gián tiếp trong văn bản trên. Câu 3: Hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh “vết nứt” trong đoạn văn trên. Câu 4: Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) về ý kiến: Phải chăng sự kiên trì, nhẫn nại sẽ giúp con người vượt qua khó khăn? Bài tập 4: Cho đoạn trích sau: “ Người ta nói:“ Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xòe váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không phải chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là thẳng tắp Có thể nói rằng trang phục không có pháp luật nào can thiệp nhưng có những quy tắc ngấm ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Dự đám cưới không thể lôi thôi, lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, cười nói oang oang. Người xưa đã dạy: “ Y phục xứng kì đức” quả không sai.” ( Trích “ Trang phục”- Băng Sơn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Ghi lại lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp được tác giả đoạn trích sử dụng? Theo em, có nên chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp không? Vì sao? Câu 3. Từ ý nghĩa bài viết trên trên và những hiểu biết về xã hội, hãy viết một đoạn văn độ dài nửa trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về trang phục của giới trẻ hiện nay. Ban giám hiệu xác nhận TT/NTCM duyệt Giáo viên lập Trần Thị Thanh Huệ