Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thu Thuý
Câu 1: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân có ngày sinh nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử?
A. 21/5/1990 B. 21/4/1991 C. 21/5/1994 D. 21/5/1993
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây không bị mất quyền tham gia bầu cử khi đã đủ 18 tuổi?
A. Người mất năng lực hành vị dân sự.
B. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian thi hành án.
C. Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo.
D. Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Câu 3: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quan hệ công vụ và nhân thân.
B. các quy tắc quản lí nhà nước.
C. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
D. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Câu 4: “tội phạm” là người có hành vi vi phạm
A. pháp luật dân sự B. pháp luật hành chính.
C. pháp luật hình sự D. kỉ luật.
Câu 5: T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, T có thế tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao?
A. Có, vì công dân là nam giới từ đủ 17 tuổi trở lên có quyền đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.
B. Có, vì mọi công dân là nam giới đều có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.
C. Không, vì phải có trình độ hết lớp 12 mới được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
D. Không, vì công dân là nam giới từ đủ l㧠tuổi trở lên mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_ho.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thu Thuý
- UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 === Năm học: 2023- 2024 I. NỘI DUNG ÔN TẬP: Lập bảng hệ thống và học thuộc: STT Bài Khái niệm Biểu hiện Ý nghĩa Trách nhiệm 1 Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân 2 Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân 3 Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc II. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO: 1. Trắc nghiệm: 10 điểm - Số lượng: 40 câu. - Phạm vi: Các câu hỏi về khái niệm, biểu hiện, nhận biết hành vi, cách rèn luyện thuộc phạm vi 03 bài trong bảng hệ thống. Ví dụ bài tập minh hoạ: Câu 1: Ngày 22/5/2011, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân có ngày sinh nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử? A. 21/5/1990 B. 21/4/1991 C. 21/5/1994 D. 21/5/1993 Câu 2: Trường hợp nào dưới đây không bị mất quyền tham gia bầu cử khi đã đủ 18 tuổi? A. Người mất năng lực hành vị dân sự. B. Người bị kết án tử hình đang trong thời gian thi hành án. C. Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo. D. Người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. Câu 3: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quan hệ công vụ và nhân thân. B. các quy tắc quản lí nhà nước. C. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. D. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Câu 4: “tội phạm” là người có hành vi vi phạm
- A. pháp luật dân sự B. pháp luật hành chính. C. pháp luật hình sự D. kỉ luật. Câu 5: T vừa đủ 17 tuổi, do điều kiện gia đình khó khăn nên không thể tiếp tục đi học, T muốn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. Là người hiểu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, T có thế tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự khi vừa đủ 17 tuổi không? Vì sao? A. Có, vì công dân là nam giới từ đủ 17 tuổi trở lên có quyền đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Có, vì mọi công dân là nam giới đều có thể tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Không, vì phải có trình độ hết lớp 12 mới được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự. D. Không, vì công dân là nam giới từ đủ l㧠tuổi trở lên mới có quyền tham gia nghĩa vụ quân sự. Câu 6: Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây đề góp phần bảo vệ Tổ quốc? A. Đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách. C. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh. D. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân. Câu 7: Bảo vệ Tổ quốc không gồm nội dung nào dưới đây? A. Tham gia bảo vệ trật tự an ninh nơi cư trú. B. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. C. Tham gia xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân. D. Phát triển kinh tế địa phương. Câu 8: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là: A. Quyền tham gia xây dựng, bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động , công việc chung của nhà nước và xã hội. B. Quyền tham gia hội họp và quyết định các vấn đề quan trọng của xã hội và đất nước. C. Quyền tham gia giám sát các hoạt động, việc làm của quan chức, cơ quan, đơn vị công quyền. D. Quyền tham gia ứng cử và bầu cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. Câu 9: Đủ bao nhiêu tuổi công dân có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân dân? A. 18 tuổi. B. 19 tuổi. C. 20 tuổi. D. 21 tuổi. Câu 10: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải chấp hành biện pháp bắt buộc do Nhà nước qui định là A. trách nhiệm dân sự. B. trách nhiệm pháp lí. C. trách nhiệm hành chính. D. vi phạm pháp luật. Câu 11: Nhà Quang có hai anh em. Anh trai Quang vừa có giấy gọi nhập ngũ đợt này. Hay tin, mẹ của Quang khóc lóc và tìm mọi cách xin cho anh không phải tham gia. Nếu em là Quang em sẽ khuyên mẹ như thế nào? A. Khuyên nhủ và giải thích cho mẹ hiểu về nghĩa vụ tham gia quân sự. B. Ủng hộ mẹ và khuyên mẹ lên xin chính quyền địa phương không tham gia.
- C. Đồng tình với mẹ vì tham gia nghĩa vụ quân sự không phải là nghĩa vụ. D. Khuyên anh trai viết đơn và giả vờ bị bệnh để không phải tham gia. Câu 12: Bảo vệ Tổ quốc là A. chỉ tham gia thực hiện đầy đủ pháp luật và nghĩa vụ quân sự. B. tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú. C. nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của cơ quan nhà nước. D. bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Câu 13: Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện sự tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội? A. Quyền được học tập. B. Quyền khiếu nại, tố cáo. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền tự do kinh doanh. Câu 14: Cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là? A. Hội đồng nhân dân. B. Quốc hội. C. Toà án nhân dân tối cao D. Chính phủ. Câu 15: "Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước." là hình thức gì? A. Hình thức dân chủ trực tiếp. B. Hình thức dân chủ gián tiếp. C. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa. D. Hình thức dân chủ tập trung. III. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm. - Thời gian làm bài: 45 phút. BGH duyệt Tổ trưởng Nhóm trưởng Người ra nội dung Kiều Thị Hải Nguyễn Thị Thắm Nguyễn Thị Dương Nguyễn Thu Thuý