Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thúy

PHẦN I:

Hình ảnh mùa xuân đất nước hiện lên thật đẹp trong những vần thơ của Thanh Hải:

“Mùa xuân người cầm súng,

Lộc giắt đầy trên lưng.

Mùa xuân người ra đồng,

Lộc trải dài nương mạ.

Tất cả như hối hả,

Tất cả như xôn xao...”

( Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1. Hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ.

Câu 2. Trong khổ thơ trên, từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” được không? Vì sao?

Câu 3. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiển cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12-15 câu, trình bày ý kiến của em về quan niệm sống nói trên trong câu thơ của Tố Hữu.

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách diễn dịch, nêu cảm nhận của em về hình ảnh những người lao động và những chiến sĩ đang cống hiến xây dựng đất nước. Trong đoạn có sử dụng câu phủ định và thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân, chỉ rõ).

docx 5 trang Quốc Hùng 09/07/2024 400
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2023_20.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Lê Thị Thúy

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN NGỮ VĂN 9 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Kiến thức 1. Phần văn bản a. Tác phẩm văn học nhật dụng - Bàn về đọc sách b. Các tác phẩm văn học - Mùa xuân nho nhỏ - Viếng lăng Bác - Sang thu - Nói với con 2. Phần Tiếng Việt - Các thành phần biệt lập - Nghĩa tường minh và hàm ý - Liên kết câu và liên kết đoạn văn 3. Phần Tập làm văn - Nghị luận xã hội về sự việc hiện tường đời sống - Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý - Nghị luận văn học về truyện ( đoạn trích); thơ ( đoạn thơ) - Viết đoạn văn tổng – phân – hợp, diễn dịch, quy nạp. II. Năng lực - Tổng hợp, ghi nhớ kiến thức, kĩ năng diễn đạt và vận dụng kiến thức làm bài tập, viết đoạn văn trình bày luận điểm, viết bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học. B. DẠNG BÀI 1. Phần văn bản - Nêu tên văn bản, xuất xứ, tác giả, nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm đã học - Cảm thụ về nhân vật, chi tiết, hình ảnh đặc sắc. 2. Phần Tiếng Việt - Các biện pháp tu từ - Các kiểu câu - Các thành phần biệt lập 3. Phần Tập làm văn - Viết đoạn văn nghị luận văn học, nghị luận xã hội
  2. C. BÀI TẬP Đề 1. PHẦN I: Hình ảnh mùa xuân đất nước hiện lên thật đẹp trong những vần thơ của Thanh Hải: “Mùa xuân người cầm súng, Lộc giắt đầy trên lưng. Mùa xuân người ra đồng, Lộc trải dài nương mạ. Tất cả như hối hả, Tất cả như xôn xao ” ( Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục, 2010) Câu 1. Hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ. Câu 2. Trong khổ thơ trên, từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” được không? Vì sao? Câu 3. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiển cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12-15 câu, trình bày ý kiến của em về quan niệm sống nói trên trong câu thơ của Tố Hữu. Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách diễn dịch, nêu cảm nhận của em về hình ảnh những người lao động và những chiến sĩ đang cống hiến xây dựng đất nước. Trong đoạn có sử dụng câu phủ định và thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân, chỉ rõ). PHẦN II: Đọc truyện sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già(1). Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi(2). Ông chìa tay xin tôi(3). Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết(4). Ông vẫn đợi tôi(5). Tôi chẳng biết làm thế nào(6). Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả(7). Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi(8). Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông(9). (Theo Tuốc – ghê – nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2020) Câu 1. Gọi tên một phép liên kết hình thức được sử dụng trong câu chuyện và chỉ ra từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết ? Câu 2. Hàm ý của câu: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi." là gì ?
  3. Câu 3. Câu chuyện trên cho ta thấy được bài học gì trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về bài học ấy. Đề 2. PHẦN I: Để bày tỏ niềm xúc động thiêng liêng, lòng thành kính của mình với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, một nhà thơ đã viết: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ” ( Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục, 2010) Câu 1. Những câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Trình bày mạch cảm xúc của bài thơ? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Câu 3. Bằng một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch ( khoảng 12 câu ) , hãy làm rõ niềm tự hào, lòng biết ơn vô hạn, nỗi nhớ thương của nhà thơ đối với Bác khi tác giả đang hòa trong dòng người vào lăng viếng Bác trong khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng một phép nối để liên kết câu và một khởi ngữ. (gạch chân và chú thích rõ phép nối, thành phần khởi ngữ). Câu 4. Hình ảnh Bác Hồ - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho các văn nghệ sĩ. Ngoài văn bản có câu thơ trên, hãy kể tên một văn bản thơ khác cũng viết về Bác mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn THCS. PHẦN II: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi. Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng chừng đã có lúc nhấn chìm tôi. Hơn ai hết, tôi từng muốn tự tử, và đã rất nhiều lần bỏ cuộc. Nhưng cuối cùng tôi đã can đảm đứng dậy sau hàng ngàn lần ngã Thường chúng ta cứ tự nhủ rằng mình không đủ thông minh hoặc không đủ hấp dẫn, hoặc không đủ tài năng để theo đuổi ước mơ. Chúng ta tin những gì người khác nói về chúng ta, hoặc tự đặt ra những giới hạn cho bản thân. Tồi tệ hơn, khi tự coi mình là một người vô giá trị, nghĩa là bạn đang đặt ra giới hạn cho những điều kỳ diệu. Cho dù những thách thức mà bạn đang phải đối mặt là gì đi nữa, cho dù những thách thức ấy có khốc liệt, nghiệt ngã đến mức nào chăng nữa, tôi cũng mong bạn hãy tin tưởng và cảm thấy như vậy về cuộc sống của mình. ( Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujivic, First New) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2. Em hiểu “ hoàn cảnh nghiệt ngã” là gì? Tại sao nó có thể nhấn chìm con người? Câu 3.Từ nội dung của đoạn văn trên và hiểu biết thực tế em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
  4. Đề 3. PHẦN I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Tuổi thần tiên là độ tuổi tươi đẹp nhất. Thế giới của độ tuổi ấy cũng đầy chất thơ và mộng. Tâm hồn ấy như những dây đàn mỏng manh, óng ánh và nhạy cảm. Bất cứ thứ gì chỉ cần chạm nhẹ là dây đàn ấy lại ngân lên những giai điệu thánh thót và mở ra những chân trời với bao ước vọng phía trước. Những biến đổi của những cô nhóc bỗng chốc đầy bất ngờ thành thiếu nữ thật bí ẩn một bông hoa mẫu đơn một “ rung động” trong sáng đầu đời và một đêm chợt cảm nhận đến sững sờ vẻ đẹp quen thuộc của ánh trăng. Nó đã làm nên một sự hóa thân kỳ diệu. (Điều kỳ diệu của cuộc sống – NXB Thanh niên) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2. Nội dung cơ bản của đoạn trích trên là gì? Câu 3. Nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Tâm hồn ấy như những dây đàn mỏng manh, óng ánh và nhạy cảm” Câu 4. Điều đẹp đẽ nhất em luôn khắc ghi trong những năm tháng tuổi thần tiên của mình là gì? PHẦN II: Bài thơ “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương có đoạn “ Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” ( Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục, 2010) Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn thơ trên? Câu 2. Trong bài thơ, có một câu thơ khác lặp lại câu đầu đoạn thơ trên nhưng không phải là sự lặp lại hoàn toàn. Đó là câu thơ nào? Chỉ rõ sự thay đổi của hai câu thơ và cho biết ý nghĩa của sự thay đổi đó. Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có những tác phẩm cũng viết về tình cảm gia đình. Hãy tìm một tác phẩm cũng viết về đề tài này và cho biết tác giả là ai? Câu 4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần khởi ngữ (gạch chân, chú thích rõ). BGH duyệt Tổ, nhóm CM Người lập Kiều Thị Tâm Lê Thị Thuý