Đề cương ôn tập giữa kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Thúy Nga
Câu 1: Mục tiêu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 – 1950) là gì?
A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. Củng cố quốc phòng, an ninh.
C. Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
D. Thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Câu 2: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu bị chiếm đóng bởi
A. Phát xít Nhật. B. phát xít Ý.
C. phát xít Đức. D. các nước tư bản Tây Âu.
Câu 3: Tổ chức nào sau đây là liên minh quân sự của Liên Xô và các nước Đông Âu?
A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). B. Tổ chức hiệp ước Vacsava.
C. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). D. Liên minh châu Âu (EU).
Câu 4: Sự kiện nào đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ.
C. Mĩ đưa con người đặt chân lên mặt trăng.
D. Mĩ chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên.
Câu 5: Cộng đồng các quốc gia độc lập viết tắt là:
A. ASEAN. B. SNG. C. APEC. D. IMF.
Câu 6: Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?
A. Tổ chức hiệp ước Vacsava ngừng hoạt động.
B. Cộng đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể.
C. Các nước cộng hòa đòi li khai khỏi liên bang Xô Viết.
D. Tổng thống Gooc – ba – Chốp tuyên bố từ chức.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_ki_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2023_202.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Thúy Nga
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I – MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM HỌC: 2023-2024 I. Nội dung ôn tập: - Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX . - Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. - Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa. - Các nước châu Á. - Các nước Đông Nam Á. II. Dạng đề: Trắc nghiệm: 28 câu = 7,0 điểm + tự luận 2 câu = 3,0 điểm - Tổng 10 điểm III. Dạng bài tham khảo Phần 1. Trắc nghiệm: Câu 1: Mục tiêu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946 – 1950) là gì? A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. B. Củng cố quốc phòng, an ninh. C. Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. D. Thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Câu 2: Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu bị chiếm đóng bởi A. Phát xít Nhật. B. phát xít Ý. C. phát xít Đức. D. các nước tư bản Tây Âu. Câu 3: Tổ chức nào sau đây là liên minh quân sự của Liên Xô và các nước Đông Âu? A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). B. Tổ chức hiệp ước Vacsava. C. Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). D. Liên minh châu Âu (EU). Câu 4: Sự kiện nào đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người? A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ. C. Mĩ đưa con người đặt chân lên mặt trăng. D. Mĩ chế tạo thành công chiếc máy bay đầu tiên. Câu 5: Cộng đồng các quốc gia độc lập viết tắt là: A. ASEAN. B. SNG. C. APEC. D. IMF. Câu 6: Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ? A. Tổ chức hiệp ước Vacsava ngừng hoạt động. B. Cộng đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể. C. Các nước cộng hòa đòi li khai khỏi liên bang Xô Viết. D. Tổng thống Gooc – ba – Chốp tuyên bố từ chức. Câu 7: Trong lịch sử, năm 1960 được gọi là: A. năm châu Á. B. năm châu Âu.
- C. năm châu Mĩ. D. năm châu Phi. Câu 8: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hính thức nào? A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới. C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chủ nghĩa đế quốc thực dân. Câu 9: Nelson Man – đê – la là tổng thống da đen đầu tiên của quốc gia nào? A. Nam Phi. B. Ai Cập. C. Ănggola. D. Mô – dăm – bích. Câu 10: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, thực dân về cơ bản sụp đổ vào khoảng thời gian nào? A. giữa những năm 50 của thế kỉ XX. B. giữa những năm 60 của thế kỉ XX. C. giữa những năm 70 của thế kỉ XX. D. giữa những năm 80 của thế kỉ XX. Câu 11: Người đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa là: A. Mao Trạch Đông. B. Đặng Tiểu Bình. C. Hồ Cẩm Đào. D. Chu Ân Lai. Câu 12: Trọng tâm đường lối cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 là gì? A, Lấy phát triển chính trị làm trung tâm. B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. C. Lấy phat triển văn hóa làm trung tâm. D.Lấy phatstrieern quốc phòng làm trung tâm. Câu 13: Những nước nào được coi là 4 con rồng của châu Á? A. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore. B. Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singgapore. C. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singgapore. D. Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Hàn Quốc. Câu 14: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á viết tắt là: A. ASEAN. B. AU. C. EU. D. APEC. Câu 15: Quốc gia nào sau đây thuộc tổ chức ASSEAN? A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Campuchia. D. Đông ti mo. Câu 16: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch. B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự. C. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. D. Hợp tác trên lĩnh vực văn hóa. Thông hiểu: Câu 17: Đâu không phải là cơ sở dẫn tới sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa Liên Xô và các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản. C. Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mac – Lê nin. D. Cùng có chung hướng phát triển nền kinh tế thị trường. Câu 18: Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào? A. Cân bằng về lực lượng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô.
- B. Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. C. Chứng tỏ khoa học – kĩ thuật của Liên Xô phát triển nhanh chóng. D. Liên Xô trở thành cường quốc xuất khẩu vũ khí hạt nhân. Câu 19: Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới? A. Là nhân tố thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển. B. Liên Xô sụp đổ là tổn thất nặng nề của phong trào cách mạng thế giới. C. Là thành quả quá trình đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới. D. Sự sụp đổ của Liên Xô không có ảnh hưởng gì đến cách mạng thế giới. Câu 20: Đâu là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô? A. Do sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. B. Do Liên Xô chậm đề ra đường lối để sửa chữa những sai lầm. C. Do Liên Xô thấy chủ nghĩa xã hội không tiến bộ nên nuốn thay đổi. D. Do mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, còn nhiều thiếu sót. Câu 21: Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây. B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc. C. Thắng lợi của phe đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển. Câu 22: Sự ra đời của nước cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc? A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc. B. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc. C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tư do, đi lên CNXH. D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế đã tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc. Câu 23: Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa được thành lập mang ý nghĩa quốc tế như thế nào? A. Cổ vũ mạng mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á. B. Mở rộng không gian địa lí của CNXH từ châu Âu sang châu Á. C. Thể hiện sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc. D. Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện chiến tranh lạnh. Câu 24: “Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là gì? A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mac – Lê nin. B. Là mô hình xây dựng dựa trên sự hợp tác giữa Trung Quốc và Liên Xô thông qua chủ nghĩa Mac – Lê Nin. C. Là mô hình chue nghĩa xã hội được xây dựng riêng theo đặc điểm của Trung Quốc. D. Là mô hình xây dựng trên nguyên lí chung là chủ nghĩa Mac – Lê Nin và phù hợp với tình hình cụ thể của Trung Quốc.
- Câu 25: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập. B. Hầu hết các nước châu Á đều gia nhập tổ chức ASEAN. C. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á ở mức cao nhất trên thế giới. Câu 26: Đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN vào năm 1967? A. Để hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực. B. Do nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. C. Do ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực trên thế giới. D. Do yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực. Câu 27: Yếu tố nào dẫn đến sự phân hóa trong đường lối đối ngoại của các quốc gia Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX? A. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh. B. Sự khác biệt về trình độ phát triển. C. Sự khác biệt về tư tưởng. ‘ D. Do xu thế toàn cầu hóa. Câu 28: Trong cùng hoàn cảnh thuận lợi năm 1945, nhưng ở Đông Nam Á chỉ có ba nước Việt Nam, Lào, Inđônêxia tuyên bố độc lập là do A. ba nước này chớp được thời cơ Nhật đầu hàng Đồng Minh. B. ba nước này đề có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. C. ba nước này có quá trình chuẩn bị cho khởi nghĩa chu đáo, kỹ lưỡng. D. kẻ thù thống trị ở ba nước này thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Câu 29: Nhiệm vụ đầu tiên của Liên Xô sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là: A. tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội B. khôi phục kinh tế C. giúp đỡ các nước ở Châu Âu D. phát triển văn hoá, giáo dục Câu 30: Tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va mang tính chất A. tổ chức kinh tế của các nước XHCN châu Âu. B. một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN châu Âu. C. một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN châu Âu. D. một tổ chức liên minh chính trị, phòng thủ về quân sự của các nước XHCN châu Âu. Câu 31: Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”? A. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. B. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế. C. Nhiều nước châu Á giành được độc lập. D. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới.
- Câu 32: Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào? A. Chiến tranh ác liệt. B. Ngày càng phát triển phồn thịnh. C. Ngày càng trở nên căng thẳng. D. Ổn định và phát triển. Phần II. Tự luận. Câu 1. Em hãy chứng minh rằng giai đoạn từ giữa những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt nhiều thành tựu vượt bậc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước? Câu 2. Em hãy trình bày Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và sự phát triển tới 10 thành viên của tổ chức này. Câu 3. Việt Nam có những thuận lợi và thách thức gì khi gia nhập ASEAN? BGH xác nhận TT/NTCM duyệt Giáo viên lập Phạm Thị Thanh Hoa Vũ Thị Thúy Nga