Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa
Câu 1: Công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là biểu hiện của phẩm chất?
A. Chí công vô tư. B. Khoan dung. C. Tự giác, sáng tạo. D. Tự chủ.
Câu 2: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?
A. Bao che khi bạn thân mắc khuyết điểm.
B. Đề cử người không có tài làm cán bộ lãnh đạo.
C. Đánh giá người khác công bằng, không thiên vị.
D. Dành phân việc nhẹ về mình, né tránh việc nặng nhọc.
Câu 3: Người chí công vô tư là người luôn sống?
A. Ích kỉ, hẹp hòi. B. Mánh khoé, vụ lợi.
C. Gió chiều nào, xoay chiều nấy. D. Công bằng, chính trực.
Câu 4: Quan điểm nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của chí công vô tư?
A. Mang lại lợi ích cho những nhà lãnh đạo.
B. Là nguyên nhân dẫn đến bất hoà trong xã hội.
C. Mang lại lợi ích cho một cá nhân hoặc nhóm người.
D. Góp phân làm cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 5: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư?
A. Quân pháp bất vị thân.
B. Tha kẻ gian, oan người ngay.
C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây không thê hiện phẩm chất chí công vô tư?
A. Nhận quà biếu có tính chất hối lộ.
B. Thắng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
C. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
D. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên.
Câu 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ?
A. Trung thành. B. Thật thà. C. Chí công vô tư. D. Tiết kiệm.
Câu 8: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Q là người không công bằng. B. Q là người trung thực.
C. Q là người láu cá. D. Q là người khiêm nhường.
Câu 9: Người có phâm chất chí công vô tư sẽ?
A. Bị ghét bỏ do quá thẳng thắn. B. Luôn sống trong lo âu, sợ hãi.
C. Thêm phiền phức cho bản thân. D. Được mọi người tin cậy, kính trọng.
File đính kèm:
de_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_na.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa
- TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN GDCD 9 Năm học 2023 - 2024 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Kiến thức - Chí công vô tư - Tự chủ - Dân chủ và kỉ luật. - Bảo vệ hòa bình II. Kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài trắc nghiệm, biết trình bày, phân tích, giải thích, vận dụng để đánh giá được các hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức, phê phán những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức. - Kĩ năng phân tích, giải quyết tình huống B. DẠNG BÀI: Trắc nghiệm (70%), tự luận (30%) TRẮC NGHIỆMI. PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án mà em chọn là đúng. Câu 1: Công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là biểu hiện của phẩm chất? A. Chí công vô tư. B. Khoan dung. C. Tự giác, sáng tạo. D. Tự chủ. Câu 2: Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư? A. Bao che khi bạn thân mắc khuyết điểm. B. Đề cử người không có tài làm cán bộ lãnh đạo. C. Đánh giá người khác công bằng, không thiên vị. D. Dành phân việc nhẹ về mình, né tránh việc nặng nhọc. Câu 3: Người chí công vô tư là người luôn sống? A. Ích kỉ, hẹp hòi. B. Mánh khoé, vụ lợi. C. Gió chiều nào, xoay chiều nấy. D. Công bằng, chính trực. Câu 4: Quan điểm nào dưới đây phản ánh ý nghĩa của chí công vô tư? A. Mang lại lợi ích cho những nhà lãnh đạo. B. Là nguyên nhân dẫn đến bất hoà trong xã hội. C. Mang lại lợi ích cho một cá nhân hoặc nhóm người. D. Góp phân làm cho xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Câu 5: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện Chí công vô tư? A. Quân pháp bất vị thân. B. Tha kẻ gian, oan người ngay. C. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. D. Bề trên ở chẳng kỉ cương/Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. Câu 6: Hành vi nào dưới đây không thê hiện phẩm chất chí công vô tư? A. Nhận quà biếu có tính chất hối lộ. B. Thắng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi.
- C. Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. D. Luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên. Câu 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”. Câu nói đó nói đến đức tính nào ? A. Trung thành. B. Thật thà. C. Chí công vô tư. D. Tiết kiệm. Câu 8: Trong giờ sinh hoạt lớp, vì chơi thân với E nên bạn lớp trưởng Q bao che lỗi cho E, không báo cáo với cô giáo chủ nhiệm. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Q là người không công bằng. B. Q là người trung thực. C. Q là người láu cá. D. Q là người khiêm nhường. Câu 9: Người có phâm chất chí công vô tư sẽ? A. Bị ghét bỏ do quá thẳng thắn. B. Luôn sống trong lo âu, sợ hãi. C. Thêm phiền phức cho bản thân. D. Được mọi người tin cậy, kính trọng. Câu 10: Để chấn chỉnh nề nếp, kỉ cương trong xí nghiệp, ông D xử lí các trường hợp vi phạm không phân biệt người nhà hay người ngoài. Việc làm đó thể hiện ? A. Ông D là người Chí công vô tư. B. Ông D là người trung thực. C. Ông D là người thật thà. D. Ông D là.người tôn trọng người khác. Câu 11: Vì Q là con của thầy Hiệu trưởng trong trường nên các điểm các môn của bạn luôn luôn đạt điểm cao hơn so với các bạn học giỏi trong lớp mặc dù bạn là người học bình thường, không có gì nổi bật. Việc làm đó thể hiện ? A. Không thật thà. B. Không thẳng thắn. C. Không trung thực. D. Không công bằng. Câu 12: Trường hợp nào dưới đây thể hiện chí công vô tư? A. Bạn Q cho H chép bài trong giờ kiểm tra vì H là lớp trưởng. B. Bạn M nói xấu bạn N vì N thương phê bình mình. C. Lớp trưởng K phê bình thẳng thắn khi T thường xuyên đi muộn dù T là bạn thân. D. Bạn P chỉ giúp đỡ các bạn nếu thấy có lợi cho bản thân. Câu 13: Lớp trưởng H thường bao che khuyết điểm cho các bạn trong lớp nên được nhiều bạn quý mến. Là bạn thân của H, em sẽ làm gì? A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. Ủng hộ, tán thành cách làm việc của H. C. Phê bình H, khuyên các bạn trong lớp không chơi với H nữa. D Khuyên H không nên làm thế, nếu H không nghe sẽ báo các cô giáo. Câu 14: Làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình được gọi là ? A. Khiêm nhường. B. Tự chủ. C. Trung thực. D. Chí công vô tư. Câu 15: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự chủ? A. Vội vàng quyết định mọi việc. B. Bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh. C. Hoang mang, dao động khi gặp khó khăn. D. Ủng hộ ý kiến của người khác mọi lúc, mọi nơi. Câu 16: Câu nói: “Tự lực cánh sinh” nói đến điều gì ? A. Trung thành. B. Thật thà. C. Chí công vô tư. D. Tự chủ.
- Câu 17: Người tự chủ là người biết làm chủ A. Suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình. B. Suy nghĩ của mình và của người khác. C. Hành vi của mình và của người khác. D. Tình cảm của mình để chi phối người khác. Câu 18: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Có cứng mới đứng đầu gió B. Đói cho sạch, rách cho thơm. C. Đứng núi này trông núi nọ D. Một điều nhịn chín điều lành. Câu 19: Người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình là người: A. Độc đoán. B. Liêm khiết. C. Tự lực D. Tự chủ. Câu 20: Ngoài giờ đi học, E tranh thủ thời gian ra đồng đi bắt cua để lấy tiền đóng học thêm. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. E là người tự chủ. B. E là người trung thực. C. E là người thật thà. D. Q là người khiêm nhường. Câu 21: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự khi giải quyết công việc. B. Bình tĩnh, sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn. C. Hay nồi nóng, cãi vã, gây gỗ với mọi người xung quanh. D. Không chán nản, tuyệt vọng khi gặp khó khăn. Câu 22: Một bạn trong lớp đùa nghịch làm hỏng món đồ rất có y nghĩa của em. Là người tự chủ, em sẽ? A. Báo cáo cô giáo. B. Bình tĩnh nói chuyện với bạn. C. Yêu cầu bạn mua đền món đồ. D. Nghĩ cách trả thù lại bạn. Câu 23: Trên đường đi học về, N gặp 1 vụ tai nạn giao thông thảm khốc, trên đường có cảnh người bị chảy máu rất nhiều, em nhỏ bị gãy chân, trước tình huống đó N cùng mọi người giúp đỡ đưa họ vào bệnh viện và gọi điện thoại báo tin cho gia đình họ. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. N là người tự chủ. B. N là người trung thực. C. N người thật thà. D. N là người tôn trọng người khác. Câu 24: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của tự chủ? A. Tự chủ là chia khoá của thành công. B. Tự chủ giúp mỗi người đứng vững trước những cám dỗ. C. Tự chủ giúp chúng ta làm được mọi điều mình mong muốn. D. Tự chủ giúp mỗi người đễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Câu 25: Câu ca dao tục ngữ nào thể hiện tự chủ? A. Học thầy không tày học bạn. B. Kiến tha lâu ngày cũng đầy tổ. C. Tích tiểu thành đại. D. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Câu 26: Câu “Gió chiều nào che chiều ấy” nói về người không có tính
- A. Tự chủ B. Sáng tạo C. Năng động D. Cần cù. Câu 27: Thầy giao bài tập về nhà môn Toán, B đọc và suy nghĩ mãi không làm được nên B lên mạng tìm lời giải và chép lời giải coi như làm xong bài tập về nhà. B là người như thế nào? A. B là người không thật thà. B. B là người không thẳng thắn. C. B là người không tự chủ. D. B là người không tự tin. Câu 28: Một nhóm bạn thường xuyên trêu chọc em để làm trò đùa cho các bạn trong lớp. Là người tự chủ, em sẽ làm gì? A. Gọi bố mẹ đến xử lí các bạn. B. Mặc kệ, khi nào các bạn trêu chán sẽ thôi. C. Nghĩ cách đề trả thù lại các bạn đã trêu mình. D. Nói chuyện nghiêm túc để các bạn dừng trêu chọc. Câu 29: Kỉ luật là những quy định chung của? A. Một nhóm bạn than B. Nhà nước. C. Tập thể và cộng đồng xã hội D. Các quốc gia trên thế giới Câu 30: Dân chủ để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Trong dấu “ ” đó là? A. Tạo cơ hội. B. Là điều kiện. C. Là động lực. D. Là tiền đề. Câu 31: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về dân chủ? A. Được quyên làm những điều mình thích. B. Biết công việc chung của đất nước, xã hội. C. Đóng góp ý kiến vào công việc chung của tập thể. D. Cùng tham gia thực hiện, giám sát công việc chung của tập thể, xã hội. Câu 32: Câu “Muốn tròn phải có khuôn, muốn vuông phải có thước” nói về tính A. Năng động B. Tự chủ C. Sáng tạo D. Kỉ luật. Câu 33: Việc làm nào dưới đây không phát huy được tính dân chủ trong tập thể và cộng đồng xã hội? A. Mỗi cá nhân được kiểm tra, giám sát công việc chung của tập thể. B. Mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến nhưng quyết định là do cấp trên. C. Công dân được quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm sai trái của cán bộ Nhà nước. D. Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử trí để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Câu 34: Coi cóp trong giờ thi, đi học muộn, đánh nhau trong trường học vi phạm điều gì? A. Vi phạm pháp luật. B. Vi phạm quyền tự chủ. C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm quy chế. Câu 35: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về dân chủ và kỉ luật? A. Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể. B. Kỉ luật sẽ làm hạn chế quyền dân chủ của mỗi người. C. Dân chủ và kỉ luật là hai phạm trù không thể song song cùng tồn tại. D. Học sinh lớp 9 không thể phát huy quyền dân chủ vì các em chưa đủ 18 tuổi. Câu 36: Mối quan hệ giữa kỉ luật và dân chủ là? A. Dân chủ là động lực để kỉ luật được thực hiện. B. Dân chủ là mục đích để kỉ luật được thực hiện. C. Dân chủ là nội dung của kỉ luật.
- D. Dân chủ là điều kiện đảm bảo cho kỉ luật được thực hiện. Câu 37: Trong cuộc họp tổ dân phố, ông N là trưởng tổ dân phố, vì ông V mâu thuẫn với ông N nên trong cuộc họp về vấn đề vệ sinh môi trường khi dân phố ông N đã không cho ông V phát biểu ý kiến. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Ông N là người tự chủ. B. Ông N là người trung thực. C. Ông N người thật thà. D. Ông N vi phạm quyền dân chủ của công dân. Câu 38: Trong buôi thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khoá cho lớp, việc làm nào dưới đây chưa phát huy được tính dân chủ và kỉ luật của học sinh? A. Để cán bộ lớp quyết định. B. Sôi nổi đề xuất ý kiến C. Tôn trọng ý kiến của tập thể D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Câu 39: Xu thế chung của thế giới hiện nay là? A. Chạy đua vũ trang B. Đối đầu thay đối thoại. C. Chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân. D. Hoà bình, ổn định và hợp tác quốc tế. Câu 40: Tình trạng không có chiến tranh, hoặc xung đột vũ trang.Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia được gọi là ? A. Hợp tác. B. Hòa bình. C. Dân chủ. D. Hữu nghị. Câu 41: Việc làm nào dưới đây góp phân bảo vệ hoà bình cho nhân loại? A. Kích động, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo B. Gây chiến tranh, khủng bố ở nhiều nơi trên thế giới C. Thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc D. Hạn chế quan hệ với các nước khác để tránh xảy ra xung đột Câu 42: Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của: A. Tất cả các quốc gia trên thế giới. B. Những nước đang phát triển. C. Những nước đang có chiến tranh D. Chỉ những nước lớn. Câu 43: Ý kiến nào đưới đây không đúng khi nói về chiến tranh và hoà bình? A. Chiến tranh là thảm hoạ của loài người. B. Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình. C. Chiến tranh gây ra nhiều nỗi đau cho con người. D. Hoà bình chỉ là khát vọng của một số nước đang có chiến tranh. Câu 44: Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước tại Việt Nam là ngày tháng năm nào? A. 30/4/1975. B. 01/5/1975. C. 02/9/1945. D. 30/4/1954. Câu 45: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình? A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình. B. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. C. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác. Câu 46: Sự sụp đổ của một một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài được gọi là? A. Diễn biến hòa bình. B. Diễn biến chiến tranh. C. Diễn biến cục bộ. D. Diễn biến nội bộ.
- Câu 47: Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp? A. Đứng ngoài cỗ vũ bên mạnh hơn. B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải. C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó. D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hoà giải. Câu 48: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ? A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ. B. Coi như không biết. C. Làm theo các đối tượng lạ. D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết. II. TỰ LUẬN: Câu 1: Thế nào là chí công vô tư? Ý nghĩa của chí công vô tư? Câu 2: Thế nào là tự chủ? Học sinh cần rèn luyện tính tự chủ như thế nào?Tìm một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện tự chủ? Câu 3: Thế nào là dân chủ và kỉ luật? Nêu 4 việc làm thực hiện dân chủ của bản thân và 4 việc làm thực hiện kỉ luật của bản thân? Câu 4: Thế nào là hòa bình? Để bảo vệ hòa bình chúng ta cần phải làm gì? Câu 5: Bài tập tình huống Tình huống 1: Thắng và Dũng đang đi trên đường thì thấy có 2 người khách nước ngoài đang lúng túng, lưỡng lự giữa ngã tư, tay giở bản đồ ra xem, chắc là họ đang tìm đường. Thấy các bạn, họ tỏ vẻ vui mừng vẫy các bạn lại gần. Thắng định đến giúp họ thì Dũng kéo Thắng đi và nói: “Bọn Tây ba lô lang thang này cậu quan tâm làm gì, kệ họ”. a. Em hãy nhận xét hành vi của Dũng. b. Nếu em là Dũng em sẽ ứng xử như thế nào? Tình huống 2: Hôm đó, ở trường THCS thành phố H. xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì. a) Em có tán thành những hành vi trên không? Vì sao? b) Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì? BGH Duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người lập Kiều Thị Tâm Ngô Thúy Loan Nguyễn Thị Thu Hòa