Đề cương ôn tập cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án mà em chọn là đúng.

Câu 1: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về:

  1. Làng nghề. B. Đạo đức. C. Tín ngưỡng. D. Nghệ thuật.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ:

  1. Thế hệ này sang thế hệ khác. B. Đất nước này sang đất nước khác.

C.Vùng miền này sang vùng miền khác. D. Địa phương này sang địa phương khác.

Câu 3: Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì?

  1. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.
  2. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.
  3. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.
  4. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Câu 4: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc?

  1. Xây những toà cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế.
  2. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa.
  3. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ
  4. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của đi sản nơi họ sống.

Câu 5: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị:

  1. Vật chất B. Tinh thần C. Của cải D. Kinh tế.

Câu 6: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là:

  1. Hủ tục mê tín dị đoan.
  2. Thói quen khó bỏ của người Việt Nam.
  3. Tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn.
  4. Nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt.

Câu 7: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phải được:

  1. Cải tạo, thay thế và biến đổi. B. Đưa vào viện bảo tàng.

C.Bảo tồn nguyên vẹn. D. Kế thừa, nâng niu và phát triển.

docx 5 trang Quốc Hùng 09/07/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Thu Hòa

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I TRƯỜNG THCS VIỆT HƯNG NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN GDCD 9 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Kiến thức: Học sinh ôn tập nội dung kiến thức thuộc các bài: - Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Sống chủ động sáng tạo II. Kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài trắc nghiệm, biết trình bày, phân tích, giải thích, vận dụng để đánh giá được các hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức, phê phán những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức. - Kĩ năng phân tích, giải quyết tình huống B. DẠNG BÀI: Trắc nghiệm (70%), tự luận (30%) C. BÀI TẬP I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án mà em chọn là đúng. Câu 1: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là giá trị truyền thống về: A. Làng nghề. B. Đạo đức. C. Tín ngưỡng. D. Nghệ thuật. Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ: A. Thế hệ này sang thế hệ khác. B. Đất nước này sang đất nước khác. C.Vùng miền này sang vùng miền khác. D. Địa phương này sang địa phương khác. Câu 3: Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì? A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc. B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ. C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại. D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Câu 4: Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hoá của dân tộc? A. Xây những toà cao ốc hiện đại, xứng tầm quốc tế. B. Cải tạo, làm mới toàn bộ các di tích lịch sử, đền chùa. C. Đóng cửa các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để gìn giữ D. Tăng cường giáo dục, phổ biến cho nhân dân về các giá trị của đi sản nơi họ sống. Câu 5: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị: A. Vật chất B. Tinh thần C. Của cải D. Kinh tế. Câu 6: Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là: A. Hủ tục mê tín dị đoan. B. Thói quen khó bỏ của người Việt Nam. C. Tín ngưỡng, lạc hậu, thiếu tính nhân văn. D. Nét đẹp trong truyền thống văn hoá của người Việt. Câu 7: Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phải được: A. Cải tạo, thay thế và biến đổi. B. Đưa vào viện bảo tàng. C.Bảo tồn nguyên vẹn. D. Kế thừa, nâng niu và phát triển. Câu 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
  2. A. Mê tín, tin vào bói toán. B. Gây rối trật tự công cộng. C.Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai. D. Chê bai các lễ hội truyền thống. Câu 9: Quan điểm nào dưới đây phản ánh đúng truyền thống của dân tộc? A. Chăm sóc cha mẹ, người già là việc của xã hội. B. Những người sống theo truyền thống là cỗ hủ, lạc hậu. C. Chăm sóc cha mẹ khi về già, thuận hoà với anh em. D. Không cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ đã được nhà nước nuôi. Câu 10: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc. C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển. D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa. Câu 11: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta? A. Truyền thống thương người. B. Truyền thống nhân đạo. C.Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống nhân ái. Câu 12: Tư tưởng nào dưới đây cần xoá bỏ? A. Trọng nam khinh nữ. B. Kính già, yêu trẻ. C.Lá lành đùm lá rách. D. Uống nước nhớ nguồn. Câu 13: “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập đến truyền thống nào của dân tộc ta? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống uống nước nhớ nguồn. C. Truyền thống yêu nước. D. Truyền thống văn hóa. Câu 14: Tiết ngoại khóa hôm nay của trường trung học cơ sở H là học sinh lớp 8 sẽ được nghe và tìm hiểu về thể loại tuồng truyền thống, nhiều bạn học sinh lớp 8A đã bỏ giờ để đi nghe nhạc Hàn, nhạc Anh. Việc làm của các bạn học sinh lớp 8A là thể hiện: A. Thể hiện sự tôn trọng và học hỏi dân tộc khác B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng. C. Chưa thể hiện lòng tự hào dân tộc. D. Quan tâm đến văn hóa dân tộc. Câu 15: Trong giờ thực hành bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có nhiều ý kiến khác nhau về “Chiếc áo dài” - trang phục truyền thống của dân tộc. Là người hiểu về sự kế thừa và phát huy truyện thống tốt đẹp của dân tộc, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng. B. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội. C. Áo dài là nét đẹp, tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. D. Mặc áo dài chỉ vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay. Câu 16: Bạn học sinh A sáng chế ra máy bắt bọ xít và được ứng dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao. Việc làm đó thể hiện? A. A là người năng động, sáng tạo. B. A là người tích cực. C. A là người sáng tạo D. A là người cần cù. Câu 17: Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm được gọi là? A. Năng động B. Chủ động. C. Sáng tạo. D. Tích cực.
  3. Câu 18: Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là? A. Sáng tạo. B. Tích cực. C. Tự giác. D. Năng động. Câu 19: Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là? A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động. B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động. Câu 20: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc? A. Vứt đồ đặc bừa bãi B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo. Câu 21: Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào. A. Lười làm , ham chơi B. Chỉ biết lợi cho mình C. Có tính năng động, sáng tạo D. Dám nghĩ , dám làm. Câu 22: Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là? A. Năng động, sáng tạo. B. Tích cực, tự giác. C. Cần cù, tự giác. D. Cần cù, chịu khó. Câu 23: Năng động, sáng tạo chỉ có thể có ở những người: A. Ham chơi, lười biếng B. Ỷ lại vào người khác. C. Không có ý chí vươn lên D. say mê tìm tòi, thích khám phá. Câu 24: Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo? A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được. B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài. C. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo. D. Trong học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát. Câu 25: Luôn say mê nghiên cứu tìm tòi để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới là biểu hiện của người: A. Tự tin B. Sáng tạo C. Dũng cảm D. Kiên trì. Câu 26: Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo? A. Mồm miệng đỡ chân tay. B. Năng nhặt chặt bị. C. Dễ làm, khó bỏ. D. Cái khó ló cái khôn. Câu 27: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu năng động, sáng tạo của học sinh? A. Luôn giở sách giải ra chép khi gặp bài khó. B. Hãng hái giơ tay phát biểu trong giờ học. C. Mạnh dạn nhờ thầy cô, bạn bè giảng lại bài khi chưa hiểu. D. Chủ động đọc thêm sách, báo để nâng cao sự hiểu biết của bản thân. Câu 28: Say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra các giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào nhữn cái đã có là biểu hiện của sự : A. Cần cù B. Năng động C. Sáng tạo D. Chăm chỉ Câu 29: Người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác, nhằm đạt kết quả cao là người: A. Cần cù, chăm chỉ. B. Quyết đoán. C. Thông minh. D. Năng động, sáng tạo.
  4. Câu 30: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là đối với mỗi người trong thời đại ngày nay. Trong dấu “ ” là? A. Yêu cầu. B. Điều kiện. C. Tiền đề. D. Động lực. Câu 31: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm: A. Kém chất lượng. B. Trong một thời gian nhất định. C. Có giá trị cao trong một thời gian nhất định. D. Có chất lượng nhưng mất nhiều thời gian. Câu 32: Để đạt hiệu quả trong học tập, học sinh cần: A. Học ít, chơi nhiều. B. Thức khuya để học bài. C. Chép bài của bạn. D. Có kế hoạch học tập hợp lí. Câu 33: Trong sản xuất, biểu hiện của làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả là: A. Chạy theo lợi nhuận, làm hàng giả. B. Buôn lậu, trốn thuế để tăng thu nhập. C. Dùng nguyên vật liệu kém chất lượng để có lãi cao. D. Tìm tòi áp dụng công nghệ mới, luôn đề cao chất lượng sản phẩm. Câu 34: Đề ôn tập chuẩn bị cho thi học kì, T rủ em làm chung đề cương, bạn nào học tốt môn nào thì làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong trường hợp đó, em nên làm gì? A. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình T. B. Khuyên T nên tự làm đề cương thì ôn tập mới có hiệu quả. C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì. D. Nhất trí với ý kiến của T, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm. Câu 35: Trong giờ luyện tập môn Toán, H rủ em mở sách giải ra chép, vừa nhanh, vừa đúng lại được điểm cao. Là người hiệu về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả, em nên làm gì? A. Mở sách giải ra chép cùng H. B. Không dám làm vì sợ cô biết. C. Đợi H chép xong rồi chép lại của H. D. Yêu cầu H cất sách giải và tự làm bài. II. TỰ LUẬN Câu 1. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Em hãy kể về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? Câu 2. Cuối năm Dương bàn với các bạn: Muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chỉ ra mỗi người làm đáp án 1 môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy khi cô giáo kiểm tra, ai cũng có đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân. Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao? Câu 3. Theo em, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? BGH Duyệt Tổ nhóm chuyên môn Người lập
  5. Kiều Thị Tâm Ngô Thúy Loan Nguyễn Thị Thu Hòa