Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Thúy Nga
Câu 1. Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi?
A. J. Nêru. B. M. Gandi.
C. Phiđen cátxtơrô D. Nenxơn Manđêla.
Câu 2. Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- chính trị ở khu vực?
A. Liên minh châu Phi. B. Cộng đồng kinh tế châu Phi.
C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi. D. Hiệp hội các nước châu Phi.
Câu 3. Mục tiêu xóa bỏ "chế độ A-pác-thai về kinh tế" là của quốc gia nào?
A. Cu-Ba. B. Ăng-gô-la. C. Nam Phi. D. Ai Cập.
Câu 4. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào?
A. Bắc Phi. B. Trung Phi. C. Nam Phi. D. Đông Phi.
Câu 5. Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?
A. N. Manđêla. B. Phiđen Cátxtơrô.
C. G. Nêru. D. M. Ganđi.
Câu 6. Nước nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu” trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh?
A. Mê – hi – cô. B. Cu Ba. C. Bra – xin. D. Ác – hen – ti – na.
Câu 7. Khái niệm các nước Mĩ La Tinh dùng để chỉ khu vực địa lí nào?
A. Bắc Mĩ và Nam Mĩ B. Bắc Mĩ và Trung Mĩ
C. Trung Mĩ và Nam Mĩ. D. Bắc Mĩ và Nam Mĩ.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2023.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Vũ Thị Thúy Nga
- UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I – MÔN LỊCH SỬ 9 NĂM HỌC: 2023-2024 I. Nội dung ôn tập: - Các nước châu Phi. - Các nước Mĩ La Tinh. - Các nước tư bản chủ yếu từ năm 1945 đến nay. II. Dạng đề: - Trắc nghiệm: 28 câu = 7,0 điểm + tự luận 2 câu = 3,0 điểm - Tổng 10 điểm III. Dạng bài tham khảo: Phần 1. Trắc nghiệm: Câu 1. Ai là Tổng thống người da đen đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi? A. J. Nêru. B. M. Gandi. C. Phiđen cátxtơrô D. Nenxơn Manđêla. Câu 2. Tổ chức nào ở châu Phi đóng vai trò chủ yếu trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế- chính trị ở khu vực? A. Liên minh châu Phi. B. Cộng đồng kinh tế châu Phi. C. Hội đồng tương trợ kinh tế châu Phi. D. Hiệp hội các nước châu Phi. Câu 3. Mục tiêu xóa bỏ "chế độ A-pác-thai về kinh tế" là của quốc gia nào? A. Cu-Ba. B. Ăng-gô-la. C. Nam Phi. D. Ai Cập. Câu 4. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào? A. Bắc Phi. B. Trung Phi. C. Nam Phi. D. Đông Phi. Câu 5. Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai? A. N. Manđêla. B. Phiđen Cátxtơrô. C. G. Nêru. D. M. Ganđi. Câu 6. Nước nào được mệnh danh là “Lá cờ đầu” trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh? A. Mê – hi – cô. B. Cu Ba. C. Bra – xin. D. Ác – hen – ti – na. Câu 7. Khái niệm các nước Mĩ La Tinh dùng để chỉ khu vực địa lí nào? A. Bắc Mĩ và Nam Mĩ B. Bắc Mĩ và Trung Mĩ C. Trung Mĩ và Nam Mĩ. D. Bắc Mĩ và Nam Mĩ. Câu 8. Mĩ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới vào thời gian nào? A. Từ năm 1945-1975. B. Từ năm 1950-1975. C. Từ năm 1918-1945. D. Từ năm 1945-1950. Câu 9. Ngày 11/9/2001, ở nước Mĩ đã diễn ra sự kiện gì? A. Tổng thống Bush bị ám sát. B. Ngày mở đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ lớn nhất lịch sử. C. Tòa tháp đôi ở Mĩ bị sụp đổ do các phần tử khủng bố tấn công bằng máy bay.
- D. Khởi đầu cuộc biểu tình dài ngày lớn nhất trong lịch sử nước Mĩ. Câu 10. Chính quyền Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm mục tiêu cơ bản nào sau đây? A. Đưa Mĩ trở thành chủ nợ của thế giới. B. Đưa Mĩ trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa. C. Đưa Mĩ trở thành trung tâm tài chính số 1 thế giới. D. Đưa Mĩ trở thành bá chủ thế giới. Câu 11. Từ năm 1952 – 1973, kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng cao và thường được gọi là giai đoạn phát triển: A. nhảy vọt.B. mạnh mẽ. C. thần kì.D. vượt bậc. Câu 12. Đến năm 1968, Nhật Bản đã vươn lên trở thành: A. trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. B. cường quốc kinh tế tư bản, đứng thứ hai trong giới tư bản (sau Mĩ). C. nước đế quốc quân phiệt với hệ thống thuộc địa rộng lớn. D. trung tâm công nghiệp – quốc phòng duy nhất của thế giới. Câu 13. Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam. B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản. C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản. D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. Câu 14. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu phục hồi kinh tế nhờ vào: A. Kế hoạch phục hưng châu Âu. B. Kế hoạch hợp tác phát triển kinh tế. C. Kế hoạch kinh tế mới. D. Kế hoạch viện trợ khẩn cấp. Câu 15. Liên minh châu Âu (EU) ra đời nhằm mục đích gì? A. Hợp tác chính trị, văn hóa. B. Hợp tác kinh tế và chính trị. C. Hợp tác kinh tê và khoa học. D. Hợp tác kinh tế và văn hóa. Câu 16. Khối liên minh quân sự NATO còn được gọi là: A. khối Nam Đại Tây Dương. B. khối Bắc Đại Tây Dương. C. khối Đông Đại Tây Dương. D. khối Tây Nam Đại Tây Dương. Câu 17. Vai trò của Tổng thống Nenxơn Manđêla đối với đất nước Nam Phi là: A. đưa Nam Phi trở thành quốc gia phát triển. B. cầu nối trong quốc tế hòa giải dân tộc ở Nam Phi. C. người lãnh đạo chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. D. đưa Nam Phi trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Câu 18. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc? A. Vì chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. B. Vì cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc là sự tiếp nối của phong trào giải phóng dân tộc.
- C. Vì đó là sự áp bức, kì thị của người da trắng với người da màu. D. Vì nó lật đổ quyền thống trị của thực dân da trắng ở Nam Phi. Câu 19. Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì? A. Kinh tế- xã hội phát triển ổn định. B. Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định. C. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn. D. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu. Câu 20. Sự kiện được coi là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thắng lợi của cách mạng Cuba. B. Thắng lợi của cách mạng Pê ru. C. Thắng lợi của cách mạng Ê-cu-a-đo. D. Thắng lợi của cách mạng Mê-hi-cô. Câu 21. Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”? A. Do phong trào công nhân diễn ra sôi nổi. B. Do cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục. C. Do phong trào đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ. D. Do phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức phong phú. Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Do sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn. B. Do Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá. C. Do Mĩ áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật. D. Do Mĩ biết tận dụng vốn đầu tư bên ngoài. Câu 23: Yếu tố nào góp phần làm thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI? A. Chủ nghĩa li khai. B. Chủ nghĩa khủng bố. C. Sự suy thoái về kinh tế. D. Xung đột sắc tộc, tôn giáo. Câu 24. Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Truyền thống văn hóa tốt đẹp, con người Nhật có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động. B. Các công ty Nhật Bản năng động, có sức cạnh tranh cao. C. Vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước. D. Tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài. Câu 25. Ở Nhật Bản yếu tố nào được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế? A. Yếu tố con người. B. Vai trò của nhà nước trong điều tiết nền kinh tế.
- C. Việc áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Các công ti Nhật Bản có sức cạnh tranh cao. Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất? A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản. B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế. C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm. D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề. Câu 27. Thành công của Tây Âu trong quá trình khôi phục kinh tế - xã hội sau chiến tranh có ý nghĩa lịch sử như thế nào? A. Xóa bỏ được tình trạng nhập siêu. B. Khai thác được nguồn nguyên vật liệu, nhân công rẻ của các nước thế giới thứ ba. C. Cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng với khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. D. Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Câu 28. Đâu không phải là nhân tố thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự tương đồng về kinh tế- văn hóa. B. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật. C. Nhu cầu thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ. D. Giải quyết bất đồng giữa khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Câu 29. Thủ đô Nhật Bản là: A. Ki-ô-tô.B. Ô-sa-ca. C. Na-gôi-a.D. Tô-ki-ô. Câu 30. Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? A. 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada. B. chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. C. chế độ độc tài Batixta được thiết lập. D. cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn. Câu 31. Tại sao lại gọi là khu vực Mĩ La tinh? A. Chủ yếu là thuộc địa của Pháp, nói ngữ hệ La tinh. B. Chủ yếu là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nói ngữ hệ La tinh C. Ngữ hệ Latinh là ngôn ngữ bản địa. D. Chủ yếu là thuộc địa của Anh, nói ngữ hệ La tinh. Câu 32. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào? A. Anh. B. Pháp. C. Liên Xô. D. Mĩ. Câu 33. Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc. B. Chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản Mĩ hoạt động. C. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ. D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen.
- Câu 34. Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? A. Bức tường Béc-lin sụp đổ. B. Hai nước Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau. C. Nước Đức tái thống nhất. D. Hai nước Đức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau. Câu 35. Đến cuối thập kỉ 90, tổ chức nào được đánh giá là liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất hành tinh? A. Liên minh châu Âu (EU). B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). C. Liên hợp quốc. D. Cộng đồng châu Âu (EC). Phần 2. Tự luận: Câu 1. Em hãy nêu các dẫn chứng để chứng minh rằng sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới? Câu 2. Em hãy trình bày những nguyên nhân giúp cho Nhật Bản phát triển “thần kì” sau chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 3. Từ những nguyên nhân giúp Nhật Bản phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo em Việt Nam có thể học tập được những kinh nghiệm gì ở Nhật Bản để xây dựng và phát triển đất nước hiện nay? - Hết – BGH xác nhận TT/NTCM duyệt Giáo viên lập Phạm Thị Thanh Hoa Vũ Thị Thúy Nga