Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Phùng Thùy Linh (Có đáp án)

I. Câu hỏi trắc nghiệm: (Một số câu hỏi tham khảo)

Câu 1. Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh?

A. Được nhận viện trợ kinh tế của Mĩ.

B. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên.

C. Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

D. Mĩ tiến hành chiến tranh chống Cu-ba.

Câu 2. Biểu hiện sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản là gì?

A. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

B. Đáp ứng được đầy đủ nhu cầu lương thực thực phẩm cho cả thế giới.

C. Từ một nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế.

D. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

Câu 3. Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì?

A. Tiến hành cải cách nền kinh tế.

B. Nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san.

C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ.

D. Trở lại xâm lược thuộc địa.

Câu 4. Vì sao “Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh”?

A. Số lượng thành viên nhiều.

B. Đây là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.

C. Quan hệ hầu hết với các quốc gia trên thế giới.

D. Kết nạp tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị.

docx 4 trang Quốc Hùng 04/07/2024 40
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Phùng Thùy Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Phùng Thùy Linh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ 9 A. NỘI DUNG ÔN TẬP Học sinh ôn lại nội dung kiến thức các bài sau: - Bài 5. Các nước Đông Nam Á. - Bài 6. Các nước châu Phi. - Bài 7. Các nước Mĩ La - tinh. - Bài 8, 9, 10. Chủ đề Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. - Bài 11. Trật tự thế giới mới sau chiến tranh. B. CẤU TRÚC ĐỀ THI: 70% trắc nghiệm (28 câu); 30% tự luận. C. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP I. Câu hỏi trắc nghiệm: (Một số câu hỏi tham khảo) Câu 1. Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh? A. Được nhận viện trợ kinh tế của Mĩ. B. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên. C. Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. D. Mĩ tiến hành chiến tranh chống Cu-ba. Câu 2. Biểu hiện sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản là gì? A. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới. B. Đáp ứng được đầy đủ nhu cầu lương thực thực phẩm cho cả thế giới. C. Từ một nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế. D. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Câu 3. Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì? A. Tiến hành cải cách nền kinh tế. B. Nhận viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mác-san. C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ. D. Trở lại xâm lược thuộc địa. Câu 4. Vì sao “Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh”? A. Số lượng thành viên nhiều. B. Đây là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới. C. Quan hệ hầu hết với các quốc gia trên thế giới. D. Kết nạp tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị. Câu 5. Hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma-xtrich quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu (EC) thành A. Cộng đồng châu Âu. B. Cộng đồng than thép châu Âu. C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. D. Liên minh châu Âu. Câu 6. Trong thập niên 60-70 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì lý do chủ yếu nào? A. Cách mạng Cu-ba thành công. B. Chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ. C. Giành được độc lập từ tay chủ nghĩa thực dân cũ. D. Bùng nổ cao trào đấu tranh vũ trang mạnh mẽ. Câu 7. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
  2. A. Chủ nghĩa phát xít. B. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. C. Chế độ phân biệt chủng tộc. D. Chủ nghĩa thực dân cũ. Câu 8. Tham vọng của Mĩ trong “Chiến lược toàn cầu” là gì? A. Thống nhất thế giới. B. Làm bá chủ thế giới. C. Gây chiến tranh toàn thế giới. D. Đem lại hòa bình cho thế giới II. Câu hỏi tự luận Câu 1. Dựa vào kiến thức đã học, hãy rút ra những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển vượt bậc của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. (Không học) Câu 2. Vì sao nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” trong những năm 70 của thế kỉ XX? Từ sự tăng trưởng “thần kì” của Nhật Bản, Việt Nam rút ra những bài học gì trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước? Câu 3. Nêu lên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Xu thế phát triển của thế giới đang đặt ra cho Việt Nam những thời cơ và thách thức gì? Câu 4. Hãy kể một số tổ chức Liên hợp quốc hoạt động ở Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước ta? Ban Giám hiệu Tổ CM Nhóm CM Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Phùng Thùy Linh TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
  3. Năm học: 2023 - 2024 MÔN: LỊCH SỬ 9 I. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D B B D D B B II. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Không học Câu 2: * Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” trong những năm 70 của thế kỉ XX vì: - Nguyên nhân khách quan: + Điều kiện quốc tế có nhiều thuận lợi, lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài. + Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất - Nguyên nhân chủ quan: + Vai trò tổ chức quản lý quan trọng của nhà nước. + Người Nhật Bản có trình độ, ý chí nghị lực và tính kỉ luật cao, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. * Từ sự tăng trưởng “thần kì” của Nhật Bản, Việt Nam rút ra những bài học trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước là: - Cần nắm bắt và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học kĩ thuật. - Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư - Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước - Chú trọng đào tạo con người Câu 3: * Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay: - Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế - Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm - Hình thành trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm - Vẫn xảy ra xung đột, tranh chấp Xu thế chung: Hòa bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển * Xu thế phát triển của thế giới đang đặt ra cho Việt Nam những thời cơ và thách thức sau: - Thời cơ: + Việt Nam có cơ hội tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. + Có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước. - Thách thức: + Cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình. + Trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn nhiều hạn chế. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới . Câu 4: - Một số tổ chức Liên hợp quốc hoạt động ở Việt Nam: + UNICEF: Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc + FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp + UNESCO: Tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học + WHO: Tổ chức y tế thế giới + PAM: Chương trình lương thực - Hoạt động của các tổ chức đó có ý nghĩa đối với quá trình phát triển của đất nước:
  4. + Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hành chính, giúp đở các vùng bị thiên tai, ngăn chặn đại dịch AIDS, giáo dục BGH Tổ CM Nhóm CM Phạm Thị Thanh Bình Trần Thu Thủy Phùng Thùy Linh