Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Loan
III. Một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá
A. hiện đại theo thời cuộc.
B. đậm đà bản sắc vùng dân tộc.
C. tao ra sức sống cho con người.
D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.
Câu 2. Câu tục ngữ “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” nói về truyền thống nào?
A.Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống đoàn kết.
C. Truyền thống yêu nước. D.Truyền thống văn hóa.
Câu 3. Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói về truyền thống nào?
A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống đoàn kết.
C. Truyền thống yêu nước. D.Truyền thống văn hóa.
Câu 4. Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?
A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. B. Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.
C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. D. Viết, khắc tên mình lên di tích lịch sử.
Câu 5. Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì?
A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.
B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.
C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.
D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_na.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2023-2024 - Nguyễn Thị Loan
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK I NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: GDCD 9 A. NỘI DUNG: Ôn các bài từ tuần 1 đến tuần 13, trong đó trọng tâm kiến thức: 1. Dân chủ và kỉ luật. 2. Bảo vệ hòa bình. 3. Chủ đề: Tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới. 4. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 5. Chủ đề: Năng động, sáng tạo và làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. * Yêu cầu: - Nắm được khái niệm, nêu được biểu hiện, ý nghĩa và trách nhiệm của học sinh. - Vận dụng giải quyết các bài tập tình huống. * Lưu ý: Các câu hỏi trắc nghiệm sẽ lấy trong nội dung bài học. B. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỤ THỂ: I. Một số dạng câu hỏi lí thuyết: Câu 1. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Em hãy nêu 4 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.(nêu ít nhất 4 truyền thống) Câu 2. Chúng ta cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Câu 3. Thế nào là năng động, sáng tạo? Vì sao phải năng động, sáng tạo? Cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo? Câu 4. Em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển? Nêu ví dụ. II. Một số dạng bài tập tình huống: Tình huống 1. Theo quy định của nhiều trường trung học phổ thông, nữ sinh khi đến trường mặc áo dài trắng truyền thống. Đó là nét đẹp trong trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhưng hiện nay, một số nữ sinh có hành vi chê bai mặc áo dài là lạc hậu, không đẹp. Lúc đi xe đạp thì nhét tà áo vào lưng quần hoặc buộc chéo sang một bên để nô đùa, Câu hỏi: a. Em hãy nhận xét việc sử dụng trang phục áo dài của một số bạn nữ trong trường hợp trên. b.Nếu các bạn của em có những hành vi trên em ? Tình huống 2. Hiện nay, nhiều bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca , thậm chí còn cho là lạc hậu và không chịu tìm hiểu nghệ thuật dân tộc. Câu hỏi: a. Em có tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không? Vì sao ? b. Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc? Tình huống 3. Cuối học kì, Nam bàn với các bạn: “ Muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm đáp án một môn rồi đem trao đổi cho nhau. Như vậy, ai cũng có đủ đáp án.Nghe vậy, nhiều người khen đó là cách làm vừa có năng suất, vừa có chất lượng mà lại không vất vả.
- Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao? III. Một số câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá A. hiện đại theo thời cuộc. B. đậm đà bản sắc vùng dân tộc. C. tao ra sức sống cho con người. D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc. Câu 2. Câu tục ngữ “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy” nói về truyền thống nào? A.Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống đoàn kết. C. Truyền thống yêu nước. D.Truyền thống văn hóa. Câu 3. Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói về truyền thống nào? A. Truyền thống tôn sư trọng đạo. B. Truyền thống đoàn kết. C. Truyền thống yêu nước. D.Truyền thống văn hóa. Câu 4. Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. B. Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. D. Viết, khắc tên mình lên di tích lịch sử. Câu 5. Để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta phải làm gì? A. Giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc. B. Xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ. C. Tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại. D. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. IV. Cấu trúc đề - 70% trắc nghiệm( 28 câu) - 30% tự luận (2 câu) TM nhóm CM TM Tổ CM BGH duyệt Nguyễn Thị Loan Trần Thu Thuỷ Phạm Thị Thanh Bình
- TRƯỜNG THCS GIA QUẤT HƯỚNG DẪN LÀM NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HKI MÔN GDCD 9 A. Câu hỏi lí thuyết và bài tập I. Câu hỏi lí thuyết Câu 1. * Khái niệm: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. * Một số truyền thống của dân tộc Việt Nam: - Truyền thống yêu nước - Truyền thống đoàn kết - Truyền thống đạo đức - Truyền thống lao động - Truyền thống hiếu học - Truyền thống tôn sư trọng đạo Câu 2. Những việc cần làm để giữ gìn phát huy truyền thống của dân tộc: - Chúng ta cần tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. Câu 3. * Khái niệm - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc và những cái đã có. - Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác, nhằm đạt kết quả cao * Ý nghĩa: - Chúng ta cần năng động, sáng tạo vì nó giúp con người có thể vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. - Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. * Cách rèn luyện - Để trở thành người năng động sáng tạo, mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và tích cực vận dụng những điều đã biết và cuộc sống . Câu 4. - Hợp tác cùng phát triển là cùng chúng sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung, hai bên cùng có lợi. - Nêu ví dụ (học sinh nêu ví dụ cụ thể) II. Một số dạng bài tập tình huống Tình huống 1: Gợi ý trả lời
- a. Hành động của các bạn là chưa đúng. Áo dài là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam. Vì vậy, cần phải được gìn giữ chứ không nên chê bai và làm xấu đi hình ảnh trong hoàn cảnh trên. b. Tuổi trẻ là thế hệ tương lai của đất nước nên cần: tìm hiểu nền văn hóa, truyền thống dân tộc; không được bị dụ dỗ, lôi kéo vào các văn hoá đồi truỵ Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. Tình huống 2 : Gợi ý trả lời a. Em không tán thành với quan điểm của các bạn. Tại vì các loại hình nghệ thuật không chỉ có giá trị về mặt thưởng thức mà còn có giá trị về văn hóa, chưa bao giờ các loại hình nghệ thuật ấy lỗi thời, lạc hậu chỉ là do thị hiếu thẩm mĩ thời đại thay đổi b. Để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, giới trẻ nên thường xuyên thưởng thức và cảm nhận những loại hình nghệ thuật đó. Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. Tình huống 3 : Gợi ý trả lời - Không tán thành ý kiến đó vì: + Việc làm của Nam tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng suất chất lượng, nhưng thực ra không phải như vậy + Mỗi người chỉ làm một đáp án của một môn nên đây không phải là việc làm có năng suất + Đây là việc làm đối phó với thầy cô giáo + Mục đích của cô giáo yêu cầu mỗi người tự học, tự ôn tập đầy đủ các môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học và tự làm đáp án, qua đó người làm đáp án sẽ thuộc bài và hiểu bài hơn. B. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D A A C D TM nhóm CM TM Tổ CM BGH duyệt Nguyễn Thị Loan Trần Thu Thuỷ Phạm Thị Thanh Bình