Bộ 6 đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 5: Biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10−8 m , của vonfram là 5,5.10−8 m , 
của sắt là 12.10−8 m. So sánh nào dưới đây là đúng? 
A. Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm 
B. Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm 
C. Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt 
D. Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfram 
Câu 6: Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết: 
A. Thời gian sử dụng điện của gia đình. 
B. Công suất điện mà gia đình sử dụng 
C. Điện năng mà gia đình sử dụng. 
D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng. 
Câu 7: Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành: 
A. Cơ năng 
B. Năng lượng ánh sáng 
C. Hóa năng
pdf 40 trang Phương Ngọc 07/03/2023 3860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 6 đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_6_de_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_vat_li_lop_9_nam_ho.pdf

Nội dung text: Bộ 6 đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Vật lí Lớp 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: VẬT LÍ 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 1 (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm: 04 trang) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn phương án mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế. Câu 2: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dau đây là không đúng? A. RRRAB12=+ B. IIIAB12== UR C. 12= UR21 D. UUUAB=+ 1 2 Câu 3: Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R1 = 5Ω , R2 = 20Ω , R3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 50V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1A. Tính điện trở R3? A. 15Ω
  2. B. 5Ω C. 20Ω D. 25Ω Câu 4: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở của dây dẫn? A. Rl= S lS B. R = l C. R = S D. RS= l Câu 5: Biết điện trở suất của nhôm là 2,8.10m−8  , của vonfram là 5,5.10m−8  , của sắt là 12.10m−8  . So sánh nào dưới đây là đúng? A. Sắt dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn nhôm B. Vonfram dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn nhôm C. Nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt D. Nhôm dẫn điện tốt hơn sắt và sắt dẫn điện tốt hơn vonfram Câu 6: Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết: A. Thời gian sử dụng điện của gia đình. B. Công suất điện mà gia đình sử dụng C. Điện năng mà gia đình sử dụng. D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng. Câu 7: Định luật Jun-Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành: A. Cơ năng B. Năng lượng ánh sáng C. Hóa năng
  3. D. Nhiệt năng Câu 8: Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay hướng theo: A. Chiều của lực điện từ. B. Chiều của đường sức từ C. Chiều của dòng điện. D. Chiều của đường của đường đi vào các cực của nam châm. Câu 9: Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa: A. Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được B. Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó bằng 0 nên loa không phát ra được âm thanh C. Loa kêu như bình thường D. Loa kêu yếu hơn, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó giảm Câu 10: Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị: A. Máy phát điện B. Làm các la bàn C. Rơle điện từ D. Bàn ủi điện. Câu 11: Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình vẽ: Chọn phương án đúng về từ cực của ống dây. A. A là từ cực Nam của ống dây B. B là từ cực Bắc của ống dây C. A là từ cực Bắc của ống dây
  4. D. Không xác định được Câu 12: Biểu thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua: A. Q = Irt B. Q = I2Rt C. Q = IR2t D. Q = IRt2 PHẦN II. TỰ LUẬN (4 điểm) Bài 1: (2 điểm) Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 2A. Dùng bếp này thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 250C trong thời gian 20 phút. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K. Tính hiệu suất của bếp? Bài 2: (2 điểm)Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6 m để làm dây nung cho một bếp điện. Điện trở của dây nung này ở nhiệt độ bình thường là 4,5 và có chiều dài tổng cộng là 0,8m. Hỏi dây nung này phải có đường kính tiết diện là bao nhiêu? HẾT
  5. Đáp án đề số 1 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế. Chọn đáp án D Câu 2: A, B, D - đúng UR U C - sai vì: 11= do I = UR22 R UUUR1211 mà III== =12 = RRUR1222 Chọn đáp án C Câu 3: U50 + Điện trở tương đương R123 của đoạn mạch là R50=== Ω 123 I1 + Mà RRRR123123=++ cho nên RRRR5052025312312=−+=−+=( ) ( ) Ω Chọn đáp án D Câu 4: l Điện trở của dây dẫn được tính theo công thức: R = S Chọn đáp án C Câu 5: Ta có điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở suất Mặt khác, điện trở đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện => Vật liệu nào có điện trở suất càng lớn thì khả năng dẫn điện càng kém và ngược lại .
  6. Ta thấy, điện trở suất của nhôm là nhỏ nhất và của sắt là lớn nhất => nhôm dẫn điện tốt hơn vonfram và vonfram dẫn điện tốt hơn sắt Chọn đáp án C Câu 6: Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1kilôoat giờ (kW.h). Chọn đáp án C Câu 7: Định luật Jun - Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành nhiệt năng. Chọn đáp án D Câu 8: Ta có: Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. =>Chiều từ cổ tay đến ngón tay hướng theo chiều dòng điện Chọn đáp án C Câu 9: Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa không kêu vì lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được nên không phát ra được âm thanh. Chọn đáp án A Câu 10: Nam châm điện được sử dụng trong rơle điện từ Chọn đáp án C Câu 11: Quy tắc nắm tay phải:Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. Từ quy tắc nắm bàn tay phải, ta suy ra:
  7. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN: VẬT LÍ 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 1 (không kể thời gian giao đề) (Đề kiểm tra này gồm: 04 trang) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn phương án mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế. C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm. D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế. Câu 2: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào dau đây là không đúng? A. RRRAB12=+ B. IIIAB12== UR C. 12= UR21 D. UUUAB=+ 1 2 Câu 3: Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau. Biết R1 = 5Ω , R2 = 20Ω , R3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch U = 50V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1A. Tính điện trở R3? A. 15Ω