Bộ 40 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi
Câu 1. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?
A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì?
A. Cảm hứng về lao động. B. Cảm hứng về thiên nhiên.
C. Cảm hứng về chiến tranh. D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động.
Câu 3. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức.
Câu 4. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào?
“Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…” (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD)
A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.
File đính kèm:
- bo_40_de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc
Nội dung text: Bộ 40 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
- BỘ 40 ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 ĐỀ SỐ 1 KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2020 - 2021 PHÒNG GD&ĐT TRẢNG BÀNG MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút I.PHẦN ĐỌC HIỂU: (4 điểm) Đọc hai câu thơ sau: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa” Câu 1: (1 điểm) Cho biết hai câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1 điểm) Chép thêm hai câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Câu 3: (2 điểm) Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên? II.PHẦN LÀM VĂN: (6 điểm) Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
- ĐỀ SỐ 2 ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi Câu 1. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì? A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến. C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay. D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay. Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì? A. Cảm hứng về lao động. B. Cảm hứng về thiên nhiên. C. Cảm hứng về chiến tranh. D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động. Câu 3. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất. C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức. Câu 4. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào? “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào ” (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD) A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả. D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3.0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên. c) Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Câu 6 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh: . SBD ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp A D C B án II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm). Câu Nội dung Điểm a) - Đoạn thơ trên thuộc văn bản “Ánh trăng”. 0.5 Câu 5 - Tác giả là Nguyễn Duy. 0,5 b) Các từ láy trong đoạn thơ: vành vạnh, phăng phắc. 0.5 c)
- - Về hình thức: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội có độ dài từ 10-12 câu, có liên kết, mạch lạc. 1.5 - Về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: + Uống nước nhớ nguồn là: khi được hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần, cần biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó. + Những biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống: xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước; thờ tổ tiên; phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng (d/c) + Liên hệ bản thân: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội. - Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn cảm nhận về nhân vật văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; văn viết có hình ảnh, giàu cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; - Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng. 0.5 - Giới thiệu khái quát nhân vật ông Hai. Câu 6 B. Thân bài 1. Khái quát: - Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của người nông dân thời đại cách mạng : tình yêu làng xóm, quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển 0.5 biến mới. - Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở nhân vật ông Hai.
- 2. Cảm nhận về nhân vật ông Hai: * Hoàn cảnh của ông Hai: rất yêu làng, tự hào, hay khoe về 1,0 làng nhưng lại phải xa làng để đi tản cư. * Tình yêu làng của ông Hai bị đặt vào một tình huống gay cấn, đầy thử thách: tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, kháng chiến: - Khi mới nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: ông bàng hoàng, sững sờ, không tin (dẫn chứng). - Khi tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông xấu hổ, tủi nhục, cứ cúi gầm mà đi. - Những ngày ở nhà: 2,0 + Ông đau đớn, tủi thân, bán tín bán nghi (dẫn chứng). Ông lo sợ vì tuyệt đường sinh sống, thương thân mình và dân làng Chợ Dầu phải mang tiếng là dân làng Việt gian (dẫn chứng). + Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Ông chớm nghĩ quay về làng nhưng lập tức ông phản đối ngay. Tình yêu làng của ông Hai gắn liền với tình yêu đất nước, kháng chiến. + Trong những ngày buồn khổ ấy, ông chỉ biết tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến (dẫn chứng). Điều đó thể hiện tình cảm, lòng trung thành của ông với cách mạng, với kháng chiến, với Cụ Hồ. - Khi tin dữ được cải chính: , ông Hai tột cùng vui sướng và 0.5 càng tự hào về làng chợ Dầu (dẫn chứng). 3. Đánh giá về nghệ thuật: - Tình huống truyện đặc sắc giúp nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau: lúc trực tiếp bằng bút pháp độc thoại, độc thoại nội tâm, lúc gián tiếp qua nét mặt, giọng nói. - Ngôn ngữ nhân vật mang đậm chất khẩu ngữ, sinh động, giàu giá trị biểu cảm.
- BỘ 40 ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 ĐỀ SỐ 1 KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC: 2020 - 2021 PHÒNG GD&ĐT TRẢNG BÀNG MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút I.PHẦN ĐỌC HIỂU: (4 điểm) Đọc hai câu thơ sau: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa” Câu 1: (1 điểm) Cho biết hai câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2: (1 điểm) Chép thêm hai câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Câu 3: (2 điểm) Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trên? II.PHẦN LÀM VĂN: (6 điểm) Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.