Bộ 4 đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2022 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ 
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, 
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa 
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?


Câu 2 (1đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng.

II. Tập làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nói về tầm quan trọng của độc lập, tự do.

Câu 2 (5đ): Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong 
truyện ngắn Tôi đi học. 

pdf 14 trang Phương Ngọc 16/02/2023 4760
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 4 đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_4_de_thi_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_9_na.pdf

Nội dung text: Bộ 4 đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm 2022 (Có đáp án)

  1. Chuẩn bị bước vào năm học mới đồng nghĩa với việc các kỳ thi kiểm tra chất lượng đầu vào sẽ diễn ra nhằm đánh giá sơ bộ năng lực của các em, từ đó có định hướng phân lớp và học tập phù hợp nhất. Để phục vụ ôn thi chất lượng đầu năm, chúng tôi xin giới thiệu Bộ 4 đề thi khảo sát lớp 9 môn Văn năm 2022 Phần 2 từ hệ thống đề thi để giúp các em ôn luyện hiệu quả. Mời các bạn tham khảo chi tiết dưới đây. Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn năm 2022 Mời quý thầy cô và các em theo dõi chi tiết dưới đây: Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn năm 2022 số 1 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa Chiều nay con chạy về thăm Bác Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa! Con lại lần theo lối sỏi quen Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
  2. Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm thấy Bác cười! Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3 (1,5đ): Nêu những hiểu biết của em về chủ tịch Hồ Chí Minh. (Trình bày thành đoạn văn ngắn). II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nêu ý nghĩa của tầm quan trọng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của giới trẻ hiện nay. Câu 2 (5đ): Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Đáp án chi tiết đề số 1: Đáp án Đọc hiểu văn bản Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ bảy chữ. Câu 2 (1đ): Nội dung chính của đoạn thơ: nói về sự đau xót của tác giả trước sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Câu 3 (1,5đ):
  3. Học sinh tự nêu những hiểu biết của mình về chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình thành thành đoạn văn mạch lạc, logic. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: Lựa chọn một số đức tính tốt đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh để hình thành đoạn văn. Các câu luận cứ phải có kết nối với nhau và đều phản ánh nội dung chủ đề. Giọng văn trôi chảy, mạch lạc không mắc lỗi lặp từ, sai cú pháp, lủng củng. Câu 2 (5đ): Dàn ý Đóng vai chị Dậu kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ 1. Mở bài Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. 2. Thân bài a. Bối cảnh Không khí căng thẳng, nhộn nhịp của những ngày thu sưu thuế. Hoàn cảnh gia đình: nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh”, phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp sưu cho chồng và cho người em chồng đã mất. Hành động: bán cái Tí - đứa con gái đầu lòng mới 7 tuổi cho nhà Nghị Quế và chăm sóc người chồng bị đánh.
  4. b. Cuộc vùng dậy Bối cảnh: chăm sóc chồng bị thương nặng, người nhà lí trưởng ùa tới đòi bắt chồng đi đánh dù anh mới bị chúng đánh bị thương nặng từ hôm qua vì thiếu sưu. Hành động: ban đầu nói năng nhỏ nhẹ, van xin chúng đừng đánh, đừng bắt chồng mình đi. Lúc sau không thể chịu được sự hống hách, hách dịch của bọn cai lệ nên đã đánh trả chúng. → Những hành động bộc phát vì quá sức chịu đựng vừa thể hiện tình yêu thương sâu sắc dành cho chồng, vừa tố cáo tội ác của xã hội phong kiến. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đề KSCL đầu năm môn Ngữ Văn 9 năm 2022 số 2 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
  5. Câu 2 (1đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào? Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nói về tầm quan trọng của độc lập, tự do. Câu 2 (5đ): Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học. Đáp án chi tiết đề số 2: Đáp án Đọc hiểu văn bản Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. Câu 2 (1đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện: như nai về suối cũ; cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. → Như được hồi sinh trở lại, tràn đầy năng lượng và sức sống. Câu 3 (1,5đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh (niềm vui của nhà thơ khi gặp lại nhân dân được so sánh với nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa; đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
  6. Tác dụng: nhấn mạnh, lột tả niềm vui mừng khôn siết khi gặp lại nhân dân của tác giả đồng thời làm cho câu thơ thêm giàu hình ảnh hơn, thu hút bạn đọc. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: Độc lập, tự do là gì? Tại sao độc lập tự do lại có tầm quan trọng trong cuộc sống mỗi người? Em cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn nên độc lập, tự do hiện có? Câu 2 (5đ): Dàn ý Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Thanh Tịnh và Tôi đi học. 2. Thân bài Không gian: con đường đến trường được cảm nhận có nhiều điều khác lạ (con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này đột nhiên thấy lạ) → Cảm giác thích thú, mới lạ Cảm giác trang trọng và đứng đắn của "tôi": đi học là tiếp xúc với 1 thế giới lạ, khác hẳn với đi chơi thả diều.
  7. Cảm nhận của “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm, khiến cho các bạn học sinh cùng chung cảm giác choáng ngợp. Hình ảnh ông Đốc: hiền tư và nhân hậu nhưng trong nỗi sợ hãi nhỏ bé khi phải xa mẹ. Bởi thế khi nghe đến tên không khỏi giật mình và lúng túng. Khi vào lớp "Tôi" cảm thấy một cách tự nhiên, không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộng. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn số 3 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay Năm nay hoa đào nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
  8. Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1đ): Mùa xuân được miêu tả như thế nào ở khổ thơ sau? Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông đồ trong đoạn thơ trên. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Câu 2 (5đ): Phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Đáp án chi tiết đề số 3: Đáp án Đọc hiểu văn bản Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ. Tác giả là Vũ Đình Liên. Câu 2 (1đ): Mùa xuân được miêu tả: hoa đào vẫn nở nhưng không thấy ông đồ già và những người muôn ngày xưa → gợi nỗi buồn về sự mất dần đi vẻ đẹp của một nét văn hóa dân gian. Câu 3 (1,5đ): Nêu suy nghĩ về nhân vật ông đồ: là đại diện cho một lớp người tri thức cũ luôn giữ vững được tình yêu với vẻ đẹp văn hóa dân gian nhưng không còn được người đời để ý, trân trọng như xưa.
  9. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: Nét đẹp văn hóa em định nói đến là gì? Nét đẹp đó có gì đặc biệt? Nêu đặc điểm. Em cần làm gì để bảo vệ và giữ gìn nét đẹp văn hóa đó? Câu 2 (5đ): Dàn ý Phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nam Cao, truyện ngắn Lão Hạc và nhân vật Lão Hạc. 2. Thân bài Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh: Tài sản của lão chỉ có ba sào vườn, một túp lều, một con chó. Con lão đi làm đồn điền cao su ở xa không về, lão bầu bạn với con chó. Lão bị ốm một trận nặng 2 tháng 18 ngày và lão đã phải tiêu vào số tiền mà lão dành cho con lão và hoa màu trong vườn nhà lão mất mùa gần hết. Tuy nhiên lão vẫn kiên quyết giữ lại mảnh vườn cho con. Lão dành nhiều tình cảm cho con chó: đặt tên cho nó là cậu Vàng, coi nó như là con mình, quan tâm và chăm sóc nó như con người. Tuy nhiên, cuộc sống của lão ngày càng khó khăn, không có tiền để nuôi nó; cuối cùng lão cũng đã quyết định bán cậu Vàng đi và lão rất ân hận vì mình đã lừa một con chó.
  10. Từ ngày bán cậu Vàng đi lão một mình lủi thủi. Lão từ chối tất cả mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng, Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết một cách đau đớn thê thảm: đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra vật vã đến hai giờ đồng hồ lão mới chết. → Cuộc đời Lão Hạc là một bi kịch đầy nước mắt đau thương: Sống nghèo đói cô đơn, chết trong đau đớn. Lão là hình ảnh tiêu biểu cho nỗi bi kịch của người nông dân thời kì ấy, không tìm ra lối thoát. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đề thi KSCL đầu năm lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2022 số 4 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ thuộc bài thơ nào? Tác giả là ai?
  11. Câu 2 (1đ): Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả như thế nào? Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nên tác dụng. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp lao động của những con người Việt Nam. Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Quê Hương của Tế Hanh. Đáp án chi tiết đề số 4: Đáp án Đọc hiểu văn bản Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được trích từ bài thơ Quê Hương của tác giả Tế Hanh. Câu 2 (1đ): Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả: dân trai tráng hăng hái phăng mái chèo, cả con thuyền hăng như con tuấn mã, cánh buồm giương to như linh hồn của làng chài rướn thân hòa mình cùng thiên nhiên. Câu 3 (1,5đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh (Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã; Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng), nhân hóa (Rướn thân trắng, góp). Tác dụng: làm cho bức tranh ra khơi thêm sinh động hơn, sự vật như có hồn hơn. II. Tập làm văn (7đ):
  12. Câu 1 (2đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: Nét đẹp lao động của con người Việt Nam được biểu hiện như thế nào? (cần cù, chăm chỉ, vượt khó ). Thành quả họ đã nhận lại là gì? Em học được bài học gì từ những nét đẹp đó. Câu 2 (5đ): Dàn ý Phân tích bài thơ Quê Hương của Tế Hanh 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương. 2. Thân bài a. Hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”: giới thiệu về một miền quê ven biển với nghề chính là chài lưới vô cùng giản dị và thân thương. Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông → Cách giới thiệu tự nhiên nhưng cụ thể. b. Bức tranh lao động của làng chài • Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng. Không gian: trời xanh, gió nhẹ.
  13. → Hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi. Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển. “Cánh buồn như mảnh hồn làng”: cảnh buồm như linh hồ của người dân làng chài đang phơi phới đầy niềm tin yêu và hi vọng. “rướn thân trắng”: khao khát mãnh liệt sánh ngang tầm với thiên nhiên, vũ trụ. → Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống. • Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về Không khí trở về: ồn ào, tấp nập → tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá → Lòng biết ơn đối với biển cả. Hình ảnh người dân chài: “Da ngăm rám nắng, nồng thở vị xa xăm”: vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài. Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác → Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người. → Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm. c. Nỗi nhớ quê hương da diết Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét: Màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu vôi của cánh buồm, hình ảnh con thuyền, mùi mặn mòi của biển.
  14. → Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.