Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023

Đề thi học kì 1 Lịch sử 9 năm 2022 số 1

Câu 1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời ngày tháng năm nào?

A. Ngày 30 tháng 10 năm 1949.

B. Ngày 23 tháng 4 năm1949.

C. Ngày 1 tháng 10 năm1949.

D. Ngày 1 tháng 11 năm1949.

Câu 2. Khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8/1945), các nước nào sau đây đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền ?

A. In - đô - nê - xi - a, Phi - Líp - pin.

B. Việt Nam, Lào.

C. In - đô - nê - xi - a, Việt Nam.

B. Việt Nam, Cam-pu-chia.

Câu 3. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Phi là thuộc địa của

A. tư bản phương Tây.

B. Anh, Pháp.

C. Tây Ban Nha.

D. Bồ Đào Nha.

Câu 4. Khái niệm các nước Mĩ La - tinh là chỉ khu vực địa lý nào ?

A. Vùng Bắc Mĩ.

B. Vùng Nam Mĩ .

C. Châu Mĩ .

D. Vùng Trung và Nam Mĩ .

 

doc 16 trang Phương Ngọc 07/03/2023 4400
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_3_de_thi_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2022_2023.doc

Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2022-2023

  1. Đề thi học kì 1 Lịch sử 9 năm 2022 số 1 Câu 1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời ngày tháng năm nào? A. Ngày 30 tháng 10 năm 1949. B. Ngày 23 tháng 4 năm1949. C. Ngày 1 tháng 10 năm1949. D. Ngày 1 tháng 11 năm1949. Câu 2. Khi phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện (8/1945), các nước nào sau đây đã nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền ? A. In - đô - nê - xi - a, Phi - Líp - pin. B. Việt Nam, Lào. C. In - đô - nê - xi - a, Việt Nam. B. Việt Nam, Cam-pu-chia. Câu 3. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Phi là thuộc địa của A. tư bản phương Tây. B. Anh, Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha. Câu 4. Khái niệm các nước Mĩ La - tinh là chỉ khu vực địa lý nào ? A. Vùng Bắc Mĩ. B. Vùng Nam Mĩ . C. Châu Mĩ . D. Vùng Trung và Nam Mĩ . Câu 5. Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La - tinh là A. thuộc địa của Anh, Pháp.
  2. B. thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. C. những nước hoàn toàn độc lập. D. thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Câu 6. Ai là người chủ mưu gây nội chiến ở Trung Quốc năm 1946? A. Mao Trạch Đông. B. Chu Đức. C. Tưởng Giới Thạch. D. Chu Ân Lai. Câu 7. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á ? A. Đế quốc Đức. B. Đế quốc Pháp. C. Đế quốc Mĩ. D. Đế quốc Anh. Câu 8. Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống Nam Phi đánh dấn sự kiện lịch sử gì? A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. B. Đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ. C. Sự chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi kéo dài ba thế kỉ. D. Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi. Câu 9. Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam đã ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở Châu Phi ? A. Ai Cập. B. Tuy-ni-di. C. Ăng-gô-la.
  3. D. An-giê-ri. Câu 10. Trong những yếu tố dưới đây, yếu tố nào được xem là thuận lợi của Việt Nam khi tham gia vào tổ chức ASEAN? A. Có nhiều cơ hội áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại của thể giới. B. Có điều kiện tăng cường sức mạnh quân sự của mình trong khu vực. C. Có điều kiện tăng cường sự ảnh hưởng của mình đối với các nước trong khu vực. D. Có điều kiện để thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phát triển. Câu 11. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra "chiến lược toàn cấu" với tham vọng A. đem lại hòa bình cho thế giới. B. chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. C. làm bá chủ thế giới. D. chống khủng bố trên toàn thế giới. Câu 12. Nội dung nào KHÔNG chính sách đổi nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tiến hành các cuộc chiền tranh xâm lược. B. Cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động. C. Đàn áp phong trào công nhân. D. Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc. Câu 13. Đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Kinh tế phát triển nhanh chóng. B. Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. C. Các đảng phái tranh giành quyền lực. D. Bị tàn phá bởi động đất, sóng thần.
  4. Câu 14. Để khôi phục kinh tế, năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ với “Kế hoạch phục hưng Châu Âu” còn được gọi là gì? A. Kế hoạch khôi phục châu Âu. B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu. C. Kế hoạch Mác - san . D. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu. Câu 15. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt từ năm 1950 trở đi, một xu hướng mới phát triển ở các nước Tây Âu là gì ? A. Liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực. B. Liên kết kinh tế giữa các nước tư bản chủ nghĩa. C. Liên kết kinh tế giữa các nước châu Âu. D. Liên kết kinh tế giữa các nước có nền công nghiệp phát triển. Câu 16. Cải cách nào là quan trọng nhất nước Nhật đã tiến hành sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Cải cách hiến pháp. B. Cải cách ruộng đất. C. Cải cách giáo dục. D. Cải cách văn hóa . Câu 17. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Mỹ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật. D. Do sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn. Câu 18. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957 có ý nghĩa tích cực và bao quát nhất là gì ?
  5. A. Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. B. Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tài chính với Mĩ và Nhật. C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng. D. Phát hành đồng tiền chung. Câu 19. Tổ chức Liên minh châu Âu (EU) ra đời nhằm mục đich gì? A. Hợp tác về chinh trị và văn hoá. B. Hợp tác về kinh tế và chính trị. C. Hợp tác về kinh tế và khoa học. D. Hợp tác về kinh tế và văn hoá. Câu 20. Trong sự phát triển " thần kì" của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác? A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt. B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật. C. " Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ. D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản. Câu 21. Nhân vật nào sau đây không có mặt tại Hội nghị I-an-ta ? A. Ru-dơ-ven B. Đờ - gôn C. Xta - lin D. Sớc - sin Câu 22. Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào thời gian nào ? A. Tháng 8 năm 1997 B. Tháng 9 năm 1977. C. Thánáng năm 1987.
  6. D. Tháng 11 năm 1987. Câu 23. Bước vào thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới ngày này là gì ? A. Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. B. Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. C. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi. D. Hòa nhập nhưng không hòa tan. Câu 24. Theo quy định của hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng Đông Đức, Đông Âu, Đông Bắc Triều Tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai ? A. Liên Xô B. Anh C. Mĩ D. Pháp Câu 25. " Trật tự hai cực I-an-ta" bị sụp đổ là do A. Xô - Mĩ mất dần vai trò của mình đối với các nước. B. Xô - Mĩ quá chán ngán trong chạy đua vũ trang. C. các nước Tây Âu đã vượt xa Xô - Mĩ về khoa học kĩ thuật. D. Nhật Bản đã vượt xa Xô - Mĩ về khoa học kĩ thuật. Câu 26. Theo sự thỏa thuận của Hội nghị I-an - ta ( từ 4-12/4/1945), Việt Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào ? A. Anh B. Pháp C. Liên Xô D. Mĩ Câu 27. Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ 2? A. Anh B. Nhật C. Mĩ D. Liên Xô Câu 28. Phát minh quan trọng bậc nhất về công cụ sản xuất của cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật là
  7. A. máy tính điện tử. B. máy tự động. C. hệ thống máy tư động. D. rô bốt. Câu 29. Ý nghĩa then chốt, quan trọng nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai? A. Tạo ra một khối lượng hàng hoa đồ sộ. B. Đưa loài ngưởi chuyển sang nền văn minh trí tuệ. C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng. Câu 30. Phát minh khoa học trong lĩnh vực nào góp phần quan trọng trong việc sản xuất ra những công cụ mới, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới? A. Toán học. B. Vật lí học. C. Hóa học. D. Sinh học. Đáp án đề thi Sử 9 học kì 1 năm 2022 số 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C C A D D C C C D A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C A B C A A C A B B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B B A A A B C A C B Đề thi học kì 1 Lịch sử 9 năm 2022 số 2 Câu 1. Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai A. Bùng nổ. B. Đã kết thúc. C. Đang diễn ra ác liệt. D. Bước vào giai đoạn kết thúc.
  8. Câu 2. Nội dung nào không phải là vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh vào đầu năm 1945? A. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. B. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận. C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. Câu 3. Tham dự hội nghị Ianta (2/1945) gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào? A. Anh, Pháp, Mỹ. B. Anh, Pháp, Liên Xô. C. Liên Xô, Mỹ, Anh. D. Liên Xô, Mỹ, Pháp. Câu 4. Theo thỏa thuận của hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đúng các vùng lãnh thổ Tây Đức, Nhật Bản, Nam Triều Tiên? A. Mỹ. B. Anh. C. Pháp. D. Liên Xô. Câu 5. Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Đông Đức, Đông Âu, Bắc Triều Tiên? A. Mỹ B. Anh. C. Pháp. D. Liên Xô. Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của “Chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động? A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
  9. B. Mỹ đã thiết lập “Thế giới đơn cực” để dễ bề chi phối, thống trị thế giới. C. Các cường quốc phải chi khoản tiền khổng lồ để chế tạo sản xuất vũ khí. D. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi, chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật. Chiến tranh lạnh là một cuộc chiến không vũ khí nhưng luôn khiến thế giới trong tình trạng căng thẳng bởi các cuộc chạy đua vũ trang, các cuộc chiến. Thực chất của chiến tranh lạnh là sự đối đầu gay gắt của 2 Mĩ và Liên Xô (2 cực Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa) Câu 7. Con người đã ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để phục vụ lợi ích như thế nào? A. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để chế tạo vũ khí nguyên tử. B. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để chế tạo vũ khí. C. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để phục vụ đời sống con người. D. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để chinh phục vũ trụ. Câu 8. Thành tựu về khoa học – kỹ thuật quan trọng nhất của thế kỷ XX là gì? A. Phương pháp sinh sản vô tính. B. Chế tạo thành công bom nguyên tử. C. Công bố “Bản đồ gen người”. D. Phát minh ra máy tính điện tử. Câu 9. Sáng chế về vật liệu mới quan trọng hàng đầu trong cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật từ năm 1945 đến nay là gì? A. Chất polime. B. Hợp kim. C. Nhôm. D. Vải tổng hợp. Câu 10. Trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ, con người đã đạt thành tựu gì?
  10. A. Thử thành công bom nguyên tử. B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất và đưa con người bay vào vũ trụ. C. Chế tạo thành công máy bay siêu âm. D. Xây dựng trạm vũ trụ trên khoảng không. Câu 11. Nội dung nào không phải ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại từ năm 1945 đến nay? A. Là cột mốc chói lọi trong lịch sử văn minh nhân loại. B. Mang lại những tiến bộ phi thường. C. Đạt được những thành tựu kỳ diệu, tạo nên những thay đổi to lớn trong cuộc sống. D. Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động. Câu 12. Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa? A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế. B. Sự ra đời của các tổ chưc liên kết kinh tế. C. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU). D. Việc duy trì sự liên minh Mỹ và Nhật. Câu 13. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là do A. Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá. B. Việt Nam có nguồn nhân công lớn và rẻ mạt. C. Việt Nam là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên. D. Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp là nước thắng trận, nhưng đồng thời cũng là một trong những mặt trận khốc liệt nhất châu Âu nên bị tàn phá nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, do đó, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam nhằm bù đắp sự tổn thất trong chiến tranh và tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
  11. Câu 14. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam khi A. Đã hoàn thành xâm lược Việt Nam. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu. C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt nhất. D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Câu 15. Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn trong những lĩnh vực nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? A. Công nghiệp chế tạo máy móc. B. Công nghiệp khai mỏ và trồng cao su. C. Công nghiệp tiêu dùng. D. Ngoại thương. Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào hai ngành này vì đây là hai ngành bỏ ít vốn nhưng thu lại lợi nhuận cao, khai mỏ trong đó đặc biệt than đá là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng trong vận hành sản xuất, cao su là nguyên liệu quan trọng sản xuất lốp ô tô-ngành sản xuất đang rất phát triển hồi bấy giời, ngoài ra, đầu tư vào những ngành này Pháp sẽ hạn chế đầu tư vào công nghiệp nặng. Câu 16. Giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những đặc điểm riêng là A. ra đời tương đối sớm so với các giai cấp khác. B. sống tập trung, có tinh thần kỷ luật. C. đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến. D. chịu ba tầng áp bức, có quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp nông dân. Câu 17. Mục đích của Pháp phát triển giao thông vận tải trong cuộc khai thác lần thứ hai là A. chuyên chở vật liệu và lưu thông hàng hóa thuận lợi. B. mở mang hệ thống đường sá Việt Nam ngang tầm thế giới.
  12. C. giải quyết nạn thất nghiệp ở Việt Nam. D. phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa. Câu 18. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển là do A. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng Trung Quốc. B. ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. C. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. D. thực dân Pháp bị suy yếu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 19. Đặc điểm cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là A. chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp. B. chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị. C. chủ yếu đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang. D. dễ thỏa hiệp với Pháp. Câu 20. Sự kiện nòa là sự kiện nổi bật trong phong trào yêu nước, dân chủ công khai (1919-1925) của tầng lớp tiểu tư sản? A. Xuất bản báo “Người nhà quê”. B. Đấu tranh đòi thả nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu và đưa tang Phan Châu Trinh. C. Thành lập nhà xuất bản Nam Đồng thư xã. D. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng. Câu 21. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (tháng 8/1925) nhằm mục đích A. đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân. B. đòi giảm giờ làm, cải thiện đời sống công nhân. C. ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.
  13. D. giành chính quyền ở Sài Gòn về tay công nhân. Câu 22. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu sự phát triển phong trào công nhân Việt Nam A. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. B. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát. C. hoàn thành chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác. D. hoàn thành chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son đã đánh dấu sự phát triển lớn, trước đây công nhân nước ta đấu tranh tự phát, vì sự khổ cực nên đập phá máy móc, gây nên một số vụ bạo loạn, không có tư tưởng, không có tổ chức, lúc này, công nhân Việt Nam đã có ý thức hệ giai cấp, có tổ chức và biết đấu tranh cho giai cấp mình cũng như nhân dân lao động quốc tế. Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ muốn vươn lên làm bá chủ thế giới vì A. Mĩ là nước có tiềm lực kinh tế to lớn. B. Mĩ là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. C. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai. D. Mĩ có tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn. Câu 24: Nội dung nào sau đây KHÔNG PHẢI là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Do Mĩ tận dụng vốn đầu tư từ bên ngoài. B. Do Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá. C. Do Mĩ áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. D. Do sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn. Câu 25: Đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Kinh tế phát triển nhanh chóng. B. Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
  14. C. Các đảng phát tranh giành quyền lực. D. Bị tàn phá bởi động đất, sóng thần. Câu 26: Ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Giúp kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”. B. Giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này. C. Giúp Nhật Bản mở rộng quan hệ với các nước lớn. D. Giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu bá chủ châu Á. Câu 27: Điểm nào dưới đây KHÔNG phải mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thư hai là A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới. B. Tấn công tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. C. Ngăn chặn, tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. D. Khống chế, nô dịch các nước đồng minh. Câu 28: Đến năm 1868, Nhật Bản đã vươn lên trở thành A. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới. B. Cường quốc kinh tế, đứng thứ hai trong thế giới tư bản. C. Nước đế quốc quân phiệt với hệ thống thuộc địa rộng lớn. D. Trung tâm công nghiệp – quốc phòng duy nhất của thế giới. Câu 29: Nguyên nhân khách quan giúp nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. được đền bù chiến phí tư các nước bại trận. B. tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu. C. sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san. D. sự giúp đỡ của Liên Xô.
  15. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ muốn vươn lên làm bá chủ thế giới trong đó muốn gây ảnh hưởng với Tây Âu nên Mỹ đề ra kế hoạch Mác-san cho các nước Tây Âu vay vốn từ đó giúp các nước Tây Âu phục hồi phát triển và phụ thuộc vào Mỹ. Câu 30: Chính sách ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. B. Tăng cường bóc lột bằng các hình thức thuế. C. Tiến hành tổng tuyển cử tự do. D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ. Đáp án 1-D 2-B 3-C 4-A 5-D 6-B 7-C 8-D 9-A 10-B 11-D 12-D 13-A 14-D 15-B 16-D 17-D 18-A 19-A 20-B 21-C 22-A 23-D 24-A 25-B 26-B 27-B 28-B 29-C 30-D Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Lịch sử số 3 (Thời gian làm bài: 45 phút) Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm) Câu 1 (3 điểm): Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng. 1. ASEAN là tên gọi của: A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á B. Diễn đàn khu vực Đông Nam Á C. Khối quân sự Đông Nam Á D. Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á
  16. 2. Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ là: A. Mĩ B. Liên Xô C. Anh D. Nhật 3. Đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân tộc thế giới sau năm 1945 là: A. Qui mô của phong trào ngày càng rộng lớn B. Nhiều thành phần xã hội tham gia C. Hình thức đấu tranh đa dạng, trong đó chủ yếu là vũ trang D. Cả ba đặc điểm trên 4. Đến năm 2002 tổ chức ASEAN gồm: A. 10 nước tham gia B. 9 nước tham gia C. 8 nước tham gia D. 6 nước tham gia 5. Năm 1960 đã đi vào lịch sử châu Phi với tên gọi “năm châu Phi” vì: A. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ B. 17 nước châu Phi giành được độc lập C. Hệ thống thuộc địa bị tan rã ở châu Phi D. Cuộc kháng chiến ở An -giê- ri thắng lợi 6. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN vào thời gian: A. Tháng 7 năm 1992 B. Tháng 9 năm 1994 C. Tháng 7 năm 1995 D. Tháng 9 năm 1997 Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 2 (5 điểm). Hãy nêu tóm tắt các xu thế phát triển của thế giới sau “chiến tranh lạnh”. Trước xu thế đó, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta là gì? Câu 3 (2 điểm). Hãy kể tên những tổ chức Liên Hợp quốc đang hoạt động ở Việt Nam mà em biết (ít nhất 5 tổ chức).