Bộ 10 đề thi học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
Câu 1. Một trong những cơ sở của sự hợp tác, giúp đỡ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu 
là 
A. cùng chung mục tiêu tiến lên chủ nghĩa tư bản. 
B. cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin. 
C. có chung mục đích đàn áp phong trào cách mạng thế giới. 
D. đều nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của Mĩ và các nước phương Tây. 
Câu 2. Tổng thống đầu tiên và cũng là Tổng thống cuối cùng của Liên Xô là 
A. Goóc-ba-chốp.   
B. Khơ-rút-sốp. 
C. Pu-tin. 
D. En-xin. 
Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào 
giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh? 
A. Sự xác lập trật tự hai cực I-an-ta. 
B. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. 
C. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô. 
D. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây
pdf 33 trang Phương Ngọc 27/02/2023 5340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 10 đề thi học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_10_de_thi_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 10 đề thi học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. BỘ 10 ĐỀ HỌC KÌ I LỊCH SỬ 9 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 9 (MẪU THAM KHẢO SỐ 1) Số câu hỏi theo cấp độ Phần Bài Tổng NB TH VD Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1 1 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu giữa những năm 70 của thế kỉ XX đến những năm 1 1 90 của thế kỉ XX Bài 3. Quá trình phát triển của phong trào giải 1 1 phóng dân tộc . Bài 8. Nước Mĩ 1 1 Trắc Bài 9. Nhật Bản 1 1 nghiệm Bài 10. Các nước Tây Âu 1 1 Bài 11. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh 1 1 thế giới thứ hai Bài 12. Những thành tựu của yếu và ý nghĩa 1 1 lịch sử của Cách mạng khoa học - kĩ thuật. Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ 1 1 nhất. Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau 1 1 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) Bài 11. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh 1/2 câu 1/2 câu 1 thế giới thứ hai Tự luận Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau 1 câu 1 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)
  2. ĐỀ SỐ 1: PHÒNG GD - ĐT ĐỀ THI HK I - NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Mã đề thi: 001 Thời gian làm bài: 45 phút (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Một trong những cơ sở của sự hợp tác, giúp đỡ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là A. cùng chung mục tiêu tiến lên chủ nghĩa tư bản. B. cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin. C. có chung mục đích đàn áp phong trào cách mạng thế giới. D. đều nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của Mĩ và các nước phương Tây. Câu 2. Tổng thống đầu tiên và cũng là Tổng thống cuối cùng của Liên Xô là A. Goóc-ba-chốp. B. Khơ-rút-sốp. C. Pu-tin. D. En-xin. Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh? A. Sự xác lập trật tự hai cực I-an-ta. B. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. C. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô. D. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây. Câu 4. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, tình hình nổi bật của kinh tế nước Mĩ là
  3. A. công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất. B. phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu. C. trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. D. đạt được sự tăng trưởng “thần kì”. Câu 5. Ngày 8/9/1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ A. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. B. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á. C. Hiệp ước liên minh Nhật - Mĩ. D. Hiệp ước phát triển kinh tế Mĩ - Nhật. Câu 6. Từ năm 1945 đến năm 1950, với sự viện trợ của Mĩ, nền kinh tế các nước Tây Âu A. phát triển nhanh chóng. B. cơ bản có sự tăng trưởng. C. phát triển chậm chạp. D. cơ bản được phục hồi. Câu 7. Đầu năm 1945, Hội nghị Ianta được triệu tập với sự tham gia của nguyên thủ 3 cường quốc là A. Mĩ, Anh, Pháp. B. Liên Xô, Mĩ, Anh. C. Anh, Pháp, Đức. D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ. Câu 8. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại? A. Tàu hỏa tốc độ cao. B. Năng lượng Mặt Trời. C. Chất dẻo (Pô-li-me). D. Máy hơi nước.
  4. Câu 9. Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) là A. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra. B. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương. C. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương. D. hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương. Câu 10. Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925? A. Người nhà quê. B. Tin tức. C. Tiền phong. D. Dân chúng. II. Tự luận (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): a. Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) đã có những quyết định nào? b. Những thỏa thuận của các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta để lại hệ quả như thế nào? Câu 2 (3,0 điểm): Tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng tới cách mạng Việt Nam như thế nào?
  5. ĐỀ SỐ 2: PHÒNG GD - ĐT ĐỀ THI HK I - NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Mã đề thi: 001 Thời gian làm bài: 45 phút (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì A. các nước phương Tây bao vây, cấm vận. B. các thế lực phản động chống phá. C. bị chiến tranh tàn phá nặng nề. D. Mĩ triển khai “chiến lược toàn cầu”. Câu 2. Ngày 21/12/1991 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử Liên Xô? A. Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ B. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) được thành lập. C. Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô. D. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống. Câu 3. Nhân tố chủ yếu quyết định đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây. B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc. C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít. D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển. Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Mĩ trong giai đoạn từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX?
  6. BỘ 10 ĐỀ HỌC KÌ I LỊCH SỬ 9 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 9 (MẪU THAM KHẢO SỐ 1) Số câu hỏi theo cấp độ Phần Bài Tổng NB TH VD Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1 1 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu giữa những năm 70 của thế kỉ XX đến những năm 1 1 90 của thế kỉ XX Bài 3. Quá trình phát triển của phong trào giải 1 1 phóng dân tộc . Bài 8. Nước Mĩ 1 1 Trắc Bài 9. Nhật Bản 1 1 nghiệm Bài 10. Các nước Tây Âu 1 1 Bài 11. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh 1 1 thế giới thứ hai Bài 12. Những thành tựu của yếu và ý nghĩa 1 1 lịch sử của Cách mạng khoa học - kĩ thuật. Bài 14. Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ 1 1 nhất. Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau 1 1 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925) Bài 11. Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh 1/2 câu 1/2 câu 1 thế giới thứ hai Tự luận Bài 15. Phong trào cách mạng Việt Nam sau 1 câu 1 Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 - 1925)