Bộ 10 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!
(Bếp lửa - Bằng Việt)
Câu 1 (0,5đ): Thói quen của bà là gì?
Câu 2 (0,5đ): Kể tên những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.
Câu 4 (2đ): Từ nội dung chính của đoạn thơ, viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về
tình cảm bà cháu.
II. Làm văn (6đ):
Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại câu chuyện.
pdf 8 trang Phương Ngọc 07/03/2023 2900
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 10 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_10_de_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 10 đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn năm học 2021 - 2022 Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 1 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! (Bếp lửa - Bằng Việt) Câu 1 (0,5đ): Thói quen của bà là gì? Câu 2 (0,5đ): Kể tên những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 3 (1đ): Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng. Câu 4 (2đ): Từ nội dung chính của đoạn thơ, viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình cảm bà cháu. II. Làm văn (6đ): Đóng vai người lính trong bài thơ Ánh trăng kể lại câu chuyện. Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 2 I. Đọc hiểu văn bản (4đ):
  2. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) Câu 1 (1đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (1,5đ): Tâm trạng của tác giả khi gặp lại nhân dân được thể hiện như thế nào? Câu 3 (1,5đ): Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng. II. Làm văn (6đ): Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. . Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 3 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ? Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô?
  3. (Tiếng thu - Lưu Trọng Lư) Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,5đ): Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên. Câu 3 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng. Câu 4 (2đ): Từ bài thơ trên hãy trình bày cảm nhận của em về mùa thu. II. Làm văn (6đ): Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa pa. Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 4 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến bóng cây ta hãy uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2: Nêu những chi tiết miêu tả cuộc sống của tác giả? Câu 3: Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của hai câu thơ: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao
  4. Câu 4: Qua bài thơ, em hiểu thế nào về cách sống của tác giả? Từ đó rút ra bài học gì cho bản thân? II. Làm văn (6đ): Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 5 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “ Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không sợ đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm ” (Trích "Tre Việt Nam", Nguyễn Duy) Câu 1: Cây tre ở đoạn thơ trên mang những phẩm chất gì? Câu 2: Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng. Câu 3: Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về những đức tính quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre. II. Làm văn (6đ): Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu.
  5. . Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 6 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đơn đau. Đó chưa hăn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu băng phăng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc. Me không câu chúc con may mắn. Me không câu chúc con sung sương, hạnh phúc hơn người. Me chỉ mong muốn con của me luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm vơi bản thân, vơi cộng đồng và vơi non sông, đất nươc này. (Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet) Câu 1: Người me câu chúc điều gì cho con mình? Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3: Em hiểu thế nào về câu: “Đời người, nếu băng phăng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.” II. Làm văn (6đ): Phân tích nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương . Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 7 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
  6. “Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đơn đau. Đó chưa hăn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu băng phăng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc. Me không câu chúc con may mắn. Me không câu chúc con sung sương, hạnh phúc hơn người. Me chỉ mong muốn con của me luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm vơi bản thân, vơi cộng đồng và vơi non sông, đất nươc này. (Trích: Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi – nguồn: Giáo dục, Vietnamnet) Câu 1: Người me câu chúc điều gì cho con mình? Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3: Em hiểu thế nào về câu: “Đời người, nếu băng phăng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.” II. Làm văn (6đ): Phân tích vẻ đep người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 8 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ ngỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
  7. Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1đ): Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ? Nêu tác dụng. Câu 3 (2,5đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh người me trong đoạn thơ trên. II. Làm văn (6đ): NêucảmnhậncủaemvềnhânvậtanhSáutrongtruyệnngắnChiếclượcngà. Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 9 II. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm Là người tôi sẽ chết cho quê hương. Là chim tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm Cùng muôn trái tim ngất say hòa bình (Trích: Tự nguyện - Nhạc và lời : Trương Quốc Khánh) Câu 1: Nếu được trở thành những thứ khác, tác giả muốn trở thành gì? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Câu 3: Viết đoạn văn nêu bài học mà em rút ra từ đoạn thơ trên. II. Làm văn (6đ):
  8. Phân tích vẻ đep và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương. Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Đề 10 III. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Kẻ thù lơn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lơn. Tôi nghĩ răng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội. Câu 1: Theo tác giả, kẻ thù lơn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ hội là gì? Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. Câu 3: Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài học mà anh/chị rút ra được để hoàn thiện mình. II. Làm văn (6đ): Phân tích vẻ đep của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.