8 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1: (2.0 điểm)  

Đọc đoạn trích:

     Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao 
điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn 
trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở 
đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở 
đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì 
xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn 
biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể 
chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…”

(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

3. Chỉ ra phép liên kết câu trong các câu văn: Thần chết là một tay không thích 
đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.

4. Viết đoạn văn 7-10 câu trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm. 

pdf 65 trang Quốc Hùng 02/08/2023 3740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "8 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf8_de_kiem_tra_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_co_huong_dan_giai_chi_t.pdf

Nội dung text: 8 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (2.0 điểm) Đọc đoạn trích: Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ ” (Theo SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 3. Chỉ ra phép liên kết câu trong các câu văn: Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. 4. Viết đoạn văn 7-10 câu trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm. Câu 2: (6.0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương. 1
  2. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Phương pháp: căn cứ nội dung bài Những ngôi sao xa xôi Cách giải: - Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi - Tác giả: Lê Minh Khuê 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 3. Chỉ ra phép liên kết câu trong các câu văn: Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Phương pháp: căn cứ các phép liên kết đã học Cách giải: - Phép liên kết: phép thế (Thần chết được thế bằng “hắn ta”) 4. Viết đoạn văn 7-10 câu trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm. Phương pháp: phân tích, tổng hợp 2
  3. Cách giải: - Giới thiệu vấn đề - Giải thích “dũng cảm” là gì? Lòng dũng cảm được hiểu là tấm lòng gan dạ, dám dấn thân, đương đầu với khó khăn, gian khổ vì mục đích cao đẹp. - Biểu hiện lòng dũng cảm: dám đứng ra tố cáo cái xấu, cái ác; bảo vệ cái đẹp, cái thiện lương; dám đương đầu với khó khăn, thử thách, - Ý nghĩa lòng dũng cảm: giúp cho cuộc sống của bản thân và xã hội trở nên tốt đẹp - Dẫn chứng. - Phê phán những kẻ nhát gan, luôn sống trong sợ hãi. - Liên hệ bản thân: chúng ta cần rèn luyện cho bản thân lòng dũng cảm, kiên cường, gan dạ ngay trong những hoàn cảnh nhỏ nhất, tránh xa lối sống hèn nhát, ích kỉ, ngại khó. Có như vậy, ta mới trở thành công dân có ích, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Câu 2 Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Giới thiệu chung Tác giả: 3
  4. - Viễn Phương là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam. - Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. - Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn. Tác phẩm: - Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bào miền Nam sớm được ra viếng Bác. Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong cuộc viếng lăng. - In trong tập “Như mây mùa xuân” – 1978. - Hai khổ thơ đầu cho thấy tình cảm thành kính và xúc động của Viễn Phương khi đến viếng lăng Bác. 2. Phân tích 2.1 Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác: - Đầu tiên là sự bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” + Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương dành cho một người ruột thịt, một người bề trên trong gia đình. Đọc câu thơ tưởng như Viễn Phương là một người con xa xứ nay mới được trở về bên người cha của mình. 4
  5. + Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt. => Câu thơ giản dị như một lời kể nhưng lại thấm đượm bao nỗi bồi hồi, xúc động của nhà thơ, sau bao mong nhớ, đợi chờ, nay mới được đến viếng lăng Bác. - Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”: + Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt. + Đấy cũng là hình ảnh chưa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; “bão táp thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam. Hình ảnh hàng tre bao quanh lăng là biểu tượng của cả dân tộc đang quây quần bên Người, thể hiện tình cảm của người dân miền Nam nói riêng, con người VN nói chung dành cho Bác. => Khổ 1 là niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi đứng trước lăng Người. 2.2 Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác: - Đứng trước lăng Bác là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác. + Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người. + Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn 5
  6. + Tính từ “vất vả” “gian lao”: đúc kết quá khứ, lịch sử dân tộc đầy đau thương, mất mát song cũng rất đáng tự hào. Đó là 4 ngàn năm dựng và giữ nước gian khổ mà hào hùng của cha ông ta. => Đoạn thơ bộc lộ lòng biết ơn, tự hào, kiêu hãnh với các thế hệ đã làm nên lịch sử hào hùng của đất nước. + So sánh “đất nước như vì sao” gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; gợi niềm tin của tác giả vào 1 ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước. => Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước. Khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ: - Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý: “Ta làm xao xuyến” + Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở. + Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý. + Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước. 46
  7. => Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả: “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc .” + “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”. + Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời. => Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước. 3. Tổng kết Nội dung: + Bài thơ tái hiện thành công vẻ đẹp của mùa xuân đất nước tươi sáng, tràn đầy sức sống. + Khám phá, ngợi ca sự hồi sinh của đất nước trên chặng đường mới. 47
  8. + Bày tỏ lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương. Nghệ thuật: + Thể thơ 5 chữ, cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của cảm xúc. + Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng. + Cảm xúc chân thành, tha thiết. 48
  9. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 7 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ Biển hồ nhứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này (2) Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người. a. Tại sao người ta gọi biển hồ thứ nhất là biển Chết? b. Chỉ ra điểm khác biệt giữa biển hồ thứ nhất và biển hồ thứ hai. Nguyên nhân nào tạo ra sự khác biệt đó? c. Chỉ ra 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) 49
  10. d. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn 7-10 dòng nói về ý nghĩa sự sẻ chia trong cuộc sống. Câu 2: (5.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Sang thu, Hữu Thỉnh Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.70) 50
  11. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 a. Tại sao người ta gọi biển hồ thứ nhất là biển Chết? Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: Vì: Không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. b. Chỉ ra điểm khác biệt giữa biển hồ thứ nhất và biển hồ thứ hai. Nguyên nhân nào tạo ra sự khác biệt đó? Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích Cách giải: - Biển hồ thứ nhất: không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. - Biển hồ thứ hai: Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này - Nguyên nhân sự khác nhau là: + Biển chết chỉ nhận nước và giữ lại cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước mặn chát 51
  12. + Còn biển hồ thứ hai sau khi nhận nước thì san sẻ cho những ao hồ nhỏ hơn, đem lại sự sống cho vạn vật. c. Chỉ ra 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) Phương pháp: căn cứ các phép liên kết câu đã học Cách giải: - Phép lặp: biển hồ - Phép thế: “Biển chết” được thế bằng “biển hồ này” d. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn 7-10 dòng nói về ý nghĩa sự sẻ chia trong cuộc sống. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Giới thiệu vấn đề: sự sẻ chia trong cuộc sống - Giải thích: Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn - Bàn luận: Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia: + Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn. 52
  13. + Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe. Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau: + Đối với người nhận ( ) + Đối với người cho ( ) + Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay ( ) - Mở rộng: Cần lên án, phê phán căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người. - Bài học nhận thức và hành động: + Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người. + Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình. Câu 2 Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ 53
  14. Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Trích Sang thu, Hữu Thỉnh Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr.70) Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: Yêu cầu: - Văn phong rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, đặt câu. - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực. 1. Giới thiệu chung Tác giả: - Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam. - Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi. 54
  15. Tác phẩm: - Đề tài: Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. - Hoàn cảnh sáng tác: Vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991. 2. Phân tích 2.1 Những tín hiệu báo mùa thu sang: - Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về: + “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ đầy hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh. + “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi. + “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu. => Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời. - Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người: 55
  16. + “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế. + Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang. => Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân. 2. 2 Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu: - Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động: + “Sông” “dềnh dàng”: tả thực con sông của mùa thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sông như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả với bão giông. + “Chim” “vội vã”: vừa tả thực những cánh chim bay vội về phương Nam tránh rét, vừa gợi những vội vã, tất bật với lo toan thường nhật của đời người. + Phép đối “dềnh dàng” > Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình. Ẩn sau những hình ảnh thiên nhiên lúc thu sang ấy còn là hình ảnh của đời sống lúc sang thu. 56
  17. Nhận xét: Qua hai khổ thơ ta có thể thấy Hữu Thỉnh là một nhà thơ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và có tình yêu thiên nhiên tha thiết. 3. Tổng kết: - Nội dung: + Cảm nhận và tái hiện tinh thế khoảnh khắc chuyển mùa từ hạ sang thu với sự giao thoa của nhiều lớp nghĩa: trời đất sang thu, đời sống sang thu, đời người sang thu. + Tái hiện những nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc lúc vừa sang. - Nghệ thuật: Ngôn ngữ, hình ảnh vừa giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, vừa độc đáo, mới lạ. Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng. 57
  18. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 8 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (2.0 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. (Sang thu, Hữu Thỉnh) a. (0,5 điểm) Xác định hoàn cảnh sáng tác bài thơ. b. (0.5 điểm) Nêu nội dung chính khổ thơ. c. (1.0 điểm) Ý nghĩa văn bản của bài thơ. Câu 2: (3.0 điểm) a. Xác định thành phần phụ và gọi tên thành phần đó. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. 58
  19. (Làng- Kim Lân) b. Nêu đặc điểm và công dụng thành phần phụ vừa xác định. Câu 3 (5.0 điểm) Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. 59
  20. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 a. Xác định hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Phương pháp: căn cứ bài thơ Sang thu Cách giải: - Hoàn cảnh sáng tác: Vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991. b. Nêu nội dung chính khổ thơ. Phương pháp: căn cứ nội dung khổ thơ Cách giải: - Nội dung: Những tín hiệu đầu tiên báo thu về c. Ý nghĩa văn bản của bài thơ. Phương pháp: căn cứ bài thơ Sang thu Cách giải: - Ý nghĩa: bài thơ là những cảm nhận tinh tế của tác giả về khoảnh khắc giao mùa cuối hạ sang thu, đồng thời còn gửi gắm những tâm sự, triết lý về con người, cuộc đời. Câu 2 60
  21. a. Xác định thành phần phụ và gọi tên thành phần đó. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. (Làng- Kim Lân) b. Nêu đặc điểm và công dụng thành phần phụ vừa xác định. Phương pháp: căn cứ bài Khởi ngữ Cách giải: - Thành phần khởi ngữ: Điều này - Đặc điểm và công dụng: thành phần này đứng trước chủ ngữ nên lên đề tài được nói đến trong câu. Câu 3 Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Phương pháp: phân tích Cách giải: * Yêu cầu về hình thức: - Bài viết đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm 3 phần: + Mở bài: nêu được vấn đề + Thân bài: triển khai được vấn đề + Kết bài: khái quát được vấn đề 61
  22. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt * Yêu cầu về nội dung: Bài viết đảm bảo những nội dung sau đây: 1. Mở bài: - Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi: là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. - Giới thiệu nhân vật: Phương Định là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường, là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ. 2. Thân bài: - Hoàn cảnh sống và chiến đấu + Xuất thân là con gái Hà Nội, Phương Định tham gia thanh niên xung phong, ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. + Công việc: phải chạy lên cao điểm giữa ban ngày phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá của máy bay địch, khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ. Sau đó báo về đơn vị biết để lấp hố bom thông đường => Công việc đặc biệt nguy hiểm, luôn phải mạo hiểm với cái chết, căng thẳng thần kinh. - Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định 62
  23. + Phương Định vẫn hay nhớ về một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi ở Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội => Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. + Là cô gái yêu đời, hồn nhiên, giàu cá tính, hay hát hay cười một mình, hay ngắm mình trong gương. Tự đánh giá mình là một cô gái khá, có hai bím tóc dài, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Mắt dài, màu nâu hay nheo lại như chói nắng và được các anh chiến sĩ nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”. + Chị có cái điệu đà của một cô gái Hà Nội nhưng đáng yêu, hồn nhiên và chân thực. Điểm xinh xắn và điệu đà được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm, khi đó chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn. - Phân tích vẻ đẹp về phẩm chất của Phương Định: + Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc + Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá => Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. + Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải vô cùng bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. + Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng 63
  24. có nhiều quả bom chưa nổ, nhưng nhất định sẽ nổ Rồi khi xong việc, quay lại nhìn đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang” + Có những lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “mờ nhạt”, mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên. => Ấy vậy mà Phương Định vẫn đùa vui trong gian khổ, coi thường thương tích, coi rằng công việc của mình cũng có cái thú vị riêng. => Là một cô gái dũng cảm, kiên cường. - Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội: + Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. + Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. + Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. + Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương” nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. + Chị còn hiểu và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật + Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc + Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính 64
  25. + Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng - Liên hệ, suy nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước: + Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh + Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình + Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời 3. Kết bài - Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, tác giả đã làm hiện lên cô nữ thanh niên xung phong vô cùng đáng yêu, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, hào hùng. - Qua nhân vật Phương Định chúng ta còn cảm nhận được hình ảnh, tâm hồn thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng gian khó. Họ là những con người Việt Nam anh hùng, là những ngôi sao xa xôi mãi lung linh, tỏa sáng. 65