5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi

Câu 1. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?

A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.

B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.

C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.

D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.

Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì?

 A. Cảm hứng về lao động.                              B. Cảm hứng về thiên nhiên.                             

C. Cảm hứng về chiến tranh.                          D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động.                       

Câu 3. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?

 A. Phương châm về lượng.                               B. Phương châm về chất.                                     

 C. Phương châm quan hệ.                               D. Phương châm cách thức. 

Câu 4. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào?

   “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

          - Hà, nắng gớm, về nào…”       

(Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD)

 A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.

C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.

D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. 

docx 19 trang Quốc Hùng 11/08/2023 340
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx5_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_co_dap_an.docx

Nội dung text: 5 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Học kì 1 Hà Nội Năm học 2022 - 2023 Bài thi môn: Ngữ Văn lớp 9 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề số 1) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi Câu 1. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì? A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến. C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay. D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay. Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì? A. Cảm hứng về lao động. B. Cảm hứng về thiên nhiên. C. Cảm hứng về chiến tranh. D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động. Câu 3. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất. C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức. Câu 4. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào? “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào ” (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD)
  2. A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả. D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3.0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên. c) Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Câu 6 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án A D C B II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm). Câu 5 a) - Đoạn thơ trên thuộc văn bản “Ánh trăng”. - Tác giả là Nguyễn Duy. b) Các từ láy trong đoạn thơ: vành vạnh, phăng phắc. c) - Về hình thức: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội có độ dài từ 10- 12 câu, có liên kết, mạch lạc. - Về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: + Uống nước nhớ nguồn là: khi được hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần, cần biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó. + Những biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống: xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước; thờ tổ tiên; phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng (d/c) + Liên hệ bản thân: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Câu 6 - Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn cảm nhận về nhân vật văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; văn viết có hình ảnh, giàu cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu;
  4. - Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng. - Giới thiệu khái quát nhân vật ông Hai. B. Thân bài 1. Khái quát: - Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của người nông dân thời đại cách mạng : tình yêu làng xóm, quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới. - Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở nhân vật ông Hai. 2. Cảm nhận về nhân vật ông Hai: * Hoàn cảnh của ông Hai: rất yêu làng, tự hào, hay khoe về làng nhưng lại phải xa làng để đi tản cư. * Tình yêu làng của ông Hai bị đặt vào một tình huống gay cấn, đầy thử thách: tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, kháng chiến: - Khi mới nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: ông bàng hoàng, sững sờ, không tin (dẫn chứng). - Khi tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông xấu hổ, tủi nhục, cứ cúi gầm mà đi. - Những ngày ở nhà: + Ông đau đớn, tủi thân, bán tín bán nghi (dẫn chứng). Ông lo sợ vì tuyệt đường sinh sống, thương thân mình và dân làng Chợ Dầu phải mang tiếng là dân làng Việt gian (dẫn chứng). + Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Ông chớm nghĩ quay về làng nhưng lập tức ông phản đối ngay. Tình yêu làng của ông Hai gắn liền với tình yêu đất nước, kháng chiến.
  5. + Trong những ngày buồn khổ ấy, ông chỉ biết tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến (dẫn chứng). Điều đó thể hiện tình cảm, lòng trung thành của ông với cách mạng, với kháng chiến, với Cụ Hồ. - Khi tin dữ được cải chính: , ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu (dẫn chứng). 3. Đánh giá về nghệ thuật: - Tình huống truyện đặc sắc giúp nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau: lúc trực tiếp bằng bút pháp độc thoại, độc thoại nội tâm, lúc gián tiếp qua nét mặt, giọng nói. - Ngôn ngữ nhân vật mang đậm chất khẩu ngữ, sinh động, giàu giá trị biểu cảm. C. Kết bài: Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, nhà văn đã khắc họa thành công tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến, một lòng thủy chung với cách mạng của ông Hai. (Đề số 2)
  6. Câu 2 (2 điểm) Chỉ đúng hai tình huống trong từng truyện - Làng: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu làm việt gian theo Pháp (1 điểm) - Chiếc lược ngà: Anh Sáu về thăm nhà, bé Thu nhất định không nhận ba, đến lúc nhận ba thì đã tới lúc chia tay (1 điểm) Câu 3 (1 điểm) a. Dùng sai từ “im lặng” vì từ này để nói về con người hoặc cảnh tượng của con người. Thay bằng: Yên tĩnh, vắng lặng ( 0,5 điểm) b. Dùng sai từ “ cảm xúc” vì từ này thường được dùng như danh từ, có nghĩa là sự rung động trong lòng khi tiếp xúc với sự việc gì. Nên dùng từ cảm phục, xúc động ( 0,5 điểm) Câu 4 (5 điểm) a. Yêu cầu về hình thức + Bài có đầy đủ ba phần : Mở bài - Thân bài - Kết bài + Học sinh hiểu vấn đề, có định hướng giải quyết đúng đắn ; bố cục chặt chẽ, lý lẽ và phân tích dẫn chứng sát hợp, tình cảm chân thành. + Văn trôi chảy, hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch. b. Yêu cầu về nội dung - Kết hợp tốt các yếu tố: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. Sau đây là các ý cơ bản : Mở bài (1 điểm) Giới thiệu chung về tiết học Tiết ngày thứ 7 tuần tại phòng học ,lớp 9 đã tổ chức buổi sinh hoạt Thân bài (3 điểm) - Bạn lớp trưởng chủ trì cuộc họp( 0,5 điểm)
  7. - Buổi họp bình xét hạnh kiểm trong tuần ý kiến của tổ phê bình Nam Vì một vài lí do nhỏ nào đó mà Nam mới vi phạm. Không khí buổi sinh hoạt thật sôi nổi có nhiểu ý kiến phát biểu (0,75 điểm) - Em đưa ra ý kiến thuyết phục và khẳng định Nam là người bạn tốt. ( 2 điểm) + Nam ít nói , chăm chỉ học tập , Nam học rất giỏi + Nam thường giảng bài giúp đỡ các bạn học yếu vươn lên + Nam từng mách cô giáo về việc các bạn tự ý bỏ học đi chơi bóng đá , đi tắm bể bơi + Một số bạn trong lớp hiểu lầm cho là Nam mách lẻo để nịnh hót .Tôi thiết nghĩ Nam nói với cô giáo là việc lên làm vì có như vậy Nam mới giúp các bạn nhận ra khuyết điểm để sửa chữa tiến bộ Kết bài (1 điểm) - Khẳng định tình bạn trong sáng phải luôn giúp đỡ. (Đề số 3) Phần I: Trắc nghiệm: (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Văn bản "Con chó Bấc " trích "Tiếng gọi nơi hoang dã" thuộc thể loại : A. Tùy bút. B. Kịch. C. Tiểu thuyết. D. Truyện ngắn. Câu 2: Bài thơ "Viếng lăng Bác" được viết vào năm : A. 1974 B. 1975 C. 1976 D. 1977 Câu 3: Dòng thơ nào sau đây không mang hàm ý?
  8. A. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. B. Chỉ cần trong xe có một trái tim. C. Đêm nay rừng hoang sương muối. D. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương. Câu 4: Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã dùng các phép liên kết nào để liên kết câu, liên kết đoạn văn? "Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu" (Lão Hạc – Nam Cao) A. Phép lặp, phép nối. B. Phép thế, phép nối. C. Phép lặp, phép liên tưởng. D. Phép lặp, phép thế. Câu 5.Câu: "Con đường đi qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa!" (trích Những ngôi sao xa xôi) được dùng với mục đích gì? A. Bày tỏ ý nghi vấn. B. Trình bày một sự việc. C. Bộc lộ cảm xúc. D. Thể hiện sự cầu khiến. Câu 6:Văn bản "Những ngôi sao xa xôi" là sáng tác của : A. Nguyễn Đình Thi B. Nguyễn Minh Châu C. Lê Minh Khuê D. Kim Lân Câu 7: Bài thơ " Nói với con" được nhà thơ Y Phương sáng tác theo thể thơ : A. Bảy chữ. B. Tám chữ. C. Tự do D. Lục bát. Câu 8. Trong câu văn: "Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp." (Phạm Văn Đồng), đâu là thành phần khởi ngữ? A. các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, B. chúng ta C. có thể tin ở tiếng ta, D. không sợ nó thiếu giàu và đẹp. Phần II. Tự luận (8 điểm)
  9. Câu 1 (2 điểm): Cho đoạn văn sau : “ Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – Cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã hết mùa, hoa đã vãn trên cành, nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.” ( Bến quê – Nguyễn Minh Châu) a. Xác định thành phần chính, thành phần phụ của câu in đậm. b. Chỉ rõ các thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn văn. Câu 3 (6 điểm): Cảm nhận của em về bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I: Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp A B C D B C C A án Phần II. Tự luận Câu 1:(2 điểm) Cho đoạn văn sau : “ Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – Cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã hết mùa, hoa đã vãn trên cành, nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.” ( Bến quê – Nguyễn Minh Châu) a. Xác định thành phần chính, thành phần phụ của câu in đậm. b. Chỉ rõ các thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn văn. a. - Thành phần chính + Chủ ngữ: những bông hoa bằng lăng
  10. + Vị ngữ: đã thưa thớt - Thành phần phụ: + Trạng ngữ: ngoài cửa sổ bấy giờ b. Các thành phần biệt lập: + Phụ chú: Cái giống hoa ngay khi mới nở màu sắc đã nhợt nhạt. + Tình thái: Hẳn có lẽ Câu 2: (6 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ "Sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh. a. Mở bài. - Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát . (Bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu. Chỉ với 3 khổ thơ 5 chữ nhưng những cảm nhận, những hình ảnh và sức gợi của bài thơ lại hết sức mới mẻ). b.Thân bài Học sinh có thể trình bày cảm nhận nghệ thuật và nội dung bài thơ qua ngôn từ, hình ảnh cụ thể: a. Khổ 1: Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: - Tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế từ các giác quan: + Khứu giác (hương ổi) + Xúc giác (gió se) + Thị giác (sương chùng chình qua ngõ)
  11. + Lý trí (hình như thu đã về). - Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như". =>Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy. b. Khổ 2: - Sự vật ở thời điểm giao mùa đã bắt đầu chuyển đổi: + Sông "dềnh dàng" + Chim "bắt đầu vội vã". + Đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu". - Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" dùng phép tu từ nhân hóa vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn. c. Khổ 3: Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí, cần hiểu với hai tầng nghĩa. - Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" - Liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác, ý nghĩa về con người và cuộc sống. Tóm lại: Thông qua bài viết rõ ràng, mạch lạc, học sinh thể hiện được: Bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiếu về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.Thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. 3. Kết bài: - Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ. - Nêu cảm xúc khái quát.
  12. (Đề số 4) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi. Câu 1. Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong “Truyện Kiều”? A. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước. B. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc. C. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ. D. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ. Câu 2. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác trong thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng 8. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975. Câu 3. “Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề” định nghĩa cho phương châm hội thoại nào? A. Phương châm quan hệ. B. Phương châm về chất. C. Phương châm về lượng. D. Phương châm cách thức. Câu 4. Tóm tắt văn bản tự sự là: A. Kể lại chi tiết các sự việc tiêu biểu. B. Kể lại các nhân vật chính. C. Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản. D. Kể một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính của văn bản. II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3.0 điểm). Cho đoạn văn: “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay
  13. tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.” a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? b) Chỉ ra những từ láy được sử dụng trong đoạn văn. c) Từ đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 10-12 câu) nêu suy nghĩ của em về ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với công việc. Câu 6 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng). Đáp án và Thang điểm I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án D B A D II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3.0 điểm) a. - Trích trong văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” - Tác giả: Nguyễn Thành Long. b. - Từ láy: Ào ào, lung tung, hừng hực 0.75 c.
  14. * Yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết viết đoạn văn nghị luận xã hội, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.Viết đúng hình thức đoạn văn, độ dài từ 10-12 câu. * Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: - Ý thức trách nhiệm với công việc là làm việc với thái độ nghiêm túc, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhất công việc được giao. - Làm việc với lòng yêu thích, say mê, nhiệt tình, có thể phải vượt cả khó khăn, gian khổ, quyết tâm thực hiện và hoàn thành công việc đó (dẫn chứng - phân tích) - Liên hệ bản thân: ý thức trách nhiệm của em với công việc được giao. ( Viết không đúng hình thức đoạn văn cho tối đa 0.5 điểm) Câu 6 (5.0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết viết bài văn cảm nhận về một vấn đề trong tác phẩm. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng tiêu biểu, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể nêu cảm nhận của mình theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc đoạn trích, tuy nhiên bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau: A. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu nhân vật ông Sáu và tình cảm của ông với con. B. Thân bài 1. Khái quát: - Ông Sáu đi kháng chiến từ lúc con gái chưa đầy tuổi, khi về thăm nhà con đã 8 tuổi, trớ trêu thay con không nhận ông là cha. Đến lúc nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi.
  15. - Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng chiếc lược chưa đến tay con thì ông Sáu đã hi sinh. - Đặt nhân vật vào tình huống truyện đầy éo le, bất ngờ Nguyễn Quang Sáng diễn tả thật cảm động tình cảm của ông Sáu dành cho con từ lúc về thăm nhà đến khi trở về khu căn cứ. 2. Cảm nhận về tình cảm của ông Sáu dành cho con: a. Tình cảm của ông Sáu dành cho con khi về thăm nhà. - Sau những ngày tháng xa cách , đến lúc được về thăm nhà, tình người cha cứ nôn nao trong người ông, xuồng chưa cập bến ông đã nhún chân nhảy thót lên, vội vàng bước dài, kêu to “ Thu! Con” bé Thu ngơ ngác lạ lùng còn ông thì không ghìm nổi xúc động, giọng lặp bặp run run “ Ba đây con” Nhớ con bao nhiêu ông càng khao khát mong gặp con bấy nhiêu nên khi bé Thu sợ hãi bỏ chạy ông “đứng sững lại, hai tay buông xuống như bị gãy, nhìn theo con” Hụt hẫng, đau đớn và thất vọng. - Trong 3 ngày ở nhà, ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, mong chờ một tiếng gọi ba của con. Nhưng con bé bướng bỉnh không chịu nhận và gọi ba khiến ông vô cùng đau khổ “quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên ông phải cười vậy thôi. + Trong bữa ăn, ông gắp thức ăn cho con “ miếng trứng cá to vàng để vào chén nó” thể hiện tình yêu thương, chăm chút, muốn bù đắp cho con. Nhưng nó đã từ chối sự quan tâm của ông “ lấy đũa soi vào chén rồi bất thần hắt cái trứng ra” khiến ông giận quá, không kịp suy nghĩ đã vung tay đánh con. Điều đó cho thấy ông khao khát mong được con nhận mình đến nhường nào. - Chỉ đến lúc chia tay, ông mới được hưởng hạnh phúc làm cha, được nghe tiếng gọi “Ba” của con, rồi“một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt”. Hạnh phúc thật ngắn ngủi, vì nhiệm vụ ông lại phải từ biệt con để lên đường. Tình yêu con của người lính cách mạng thật cảm động, vì tiếng gọi của tổ quốc, họ sẵn sàng gác tình riêng để làm nhiệm vụ. b. Tình cảm của ông Sáu dành cho con trong những ngày ở chiến trường. - Khi vào chiến trường: thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm vẫn không làm ông nguôi nỗi nhớ con. Bao nhiêu tình cảm yêu thương, nhớ nhung, ông dồn vào việc làm cây
  16. lược ngà, món quà kỉ niệm cho con ( dẫn chứng: tìm ngà voi, cưa từng chiếc răng lược, khắc chữ, đem lược ra ngắm nghía) -> Chiếc lược ngà đối với ông không chỉ là chiếc lược bình thường mà là vật kỉ niệm, chứa đựng bao tình thương và nỗi nhớ của ông đối với con gái yêu. Chiếc lược là niềm an ủi, động viên ông trong những ngày tháng gian khổ. Từ khi cây lược hoàn thành ông càng mong được gặp con. - Khi bị thương nặng: không còn đủ sức trăng trối điều gì, ông đưa tay vào túi móc cây lược đưa cho bạn và nhìn hồi lâu, mọi lời dặn dò, trao gửi đến con đều thể hiện trong ánh mắt cuối cùng ấy. Cái nhìn “không đủ lời lẽ để tả lại” đã nói lên tất cả tình yêu của ông dành cho con. Có thể nói chiếc lược ngà là biểu tượng cho tình cha con, một tình cảm thiêng liêng và bất diệt mà ông Sáu, một chiến sĩ cách mạng kiên trung, đã dành cho con. 3. Đánh giá: - Bằng cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn với nhiều tình huống bất ngờ mà hợp lí, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất đã góp phần thể hiện chân thực mà cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. C. Kết bài - Khẳng định lại vấn đề: Với tình cảm thiêng liêng và sâu nặng mà ông Sáu dành cho con “Chiếc lược ngà” xứng đáng được gọi là “ Bài ca về tình phụ tử” - Qua truyện người đọc thấm thía những mất mát không gì bù đắp được của con người trong chiến tranh và càng trân trọng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn họ. (Đề số 5) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm .Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm .
  17. Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh ( Tuổi Thơ im lặng - Duy Khán-) Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Các từ: đâu đâu, tất bật, lành lặn thuộc loại từ gì? Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu: “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.” thuộc kiểu câu nào? Vì sao? Câu 4. Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì? II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm): Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đọan trích phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ ? Câu 2 (5.0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long ? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương thức biểu đạt : Tự sự Câu 2 Từ láy Câu 3: Câu trần thuật đơn Vì: Câu chỉ có một kết cấu C - V Câu 4: Thế hiện tình yêu và lòng biết ơn với người bố . II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1: Từ nội dung của phần đọc hiểu, em hãy nêu những việc làm của bản thân để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng một đoạn văn khoảng 10 đến 15 dòng.
  18. HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là một số gợi ý. + Hiểu và cảm nhận được sự vất vả, tần tảo của người bố trong đoạn trích. + Từ đó bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ bằng những hành động, việc làm cụ thể. Câu 2 * Các yêu cầu: a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn : Có đầy đủ MB,TB,KB Xác định đúng vấn đề cần phân tích. b. Cần đảm bảo được các ý cơ bản sau + NỘI DUNG - Giới thiệu tác phẩm “Lặng lẽ Sapa” và nhận xét khái quát về nhân vật anh thanh niên. - Cách xuất hiện, hoàn cánh sống, công việc, quan niêm, thái độ đối với công việc của anh thanh niên => hoàn cảnh sống đặc biệt, yêu nghề, có quan điểm mới đúng đắn, về công việc - Những phẩm chất tốt đẹp khác: quan tâm yêu th¬ương ngư¬ời khác, hiếu khách, khiêm tốn, chân thành cởi mở; có nếp sống tư¬ơi vui giản dị, ham học hỏi + NGHỆ THUẬT - Cách đặt tên nhân vật vô danh, cách nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, lời văn nhẹ nhàng trau chuốt, đầy chất thơ. c. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt d. Liên hệ anh thanh niên têu biểu cho con ng-ười mới, con ngư¬ời XHCN, sống có lý tưởng cao đẹp.