5 Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:
“… Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không sợ đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm…”
(Trích "Tre Việt Nam", Nguyễn Duy)
Câu 1 (1đ): Cây tre ở đoạn thơ trên mang những phẩm chất gì?
Câu 2 (1đ): Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác
dụng.
Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về những đức tính
quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre.
II. Làm văn (6đ):

Phân tích yếu tố kỳ ảo hoang đường trong "Chuyện người con gái Nam Xương".

pdf 4 trang Quốc Hùng 11/08/2023 600
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. Bộ đề thi giữa học kì 1 năm 2021 môn Văn 9 Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Đề 1 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.” Câu 1 (1đ): Nêu câu chủ đề của văn bản. Câu 2 (1đ): Từ đoạn văn trên, em hãy kể ra những “giá trị có sẵn tốt đẹp” của bản thân mình. Câu 3 (2đ): Đoạn văn giúp em nhận ra điều gì? II. Làm văn (6đ): Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Đề 2 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, | |
  2. người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?” (Trích Vợ nhặt - Kim Lân) Câu 1 (1đ): Xác định thành ngữ, tục ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn văn. Câu 2 (1đ): Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì? Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về tình mẫu tử thiêng liêng. II. Làm văn (6đ): Em hãy thuyết minh về chiếc quạt giấy. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Đề 3 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. [ ] Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội? (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường) Câu 1 (1đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu? | |
  3. Câu 2 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng. Câu 3 (2đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì? II. Làm văn (6đ): Em hãy thuyết minh về cây bút chì. Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Đề 4 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: “ Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không sợ đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm ” (Trích "Tre Việt Nam", Nguyễn Duy) Câu 1 (1đ): Cây tre ở đoạn thơ trên mang những phẩm chất gì? Câu 2 (1đ): Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng. Câu 3 (2đ): Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về những đức tính quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre. II. Làm văn (6đ): | |
  4. Phân tích yếu tố kỳ ảo hoang đường trong "Chuyện người con gái Nam Xương". Đề thi giữa học kì 1 môn Văn 9 Đề 5 I. Đọc hiểu văn bản (4đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi: “Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương. (Trích “Lời khuyên cuộc sống ”) Câu 1 (1đ): Nêu câu chủ đề của văn bản? Câu 2 (1đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 3 (2đ): Đoạn trích giúp em nhận ra bài học gì? II. Làm văn (6đ): Em hãy thuyết minh về cái kéo. | |