40 Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1:  Câu: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng như cầu của cuộc giao tiếp” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào?

A. PC về chất.                 B. PC về lượng .             C. PC quan hệ .                      C. PC lịch sự . 

Câu 2: Câu : Ông nói gà , bà nói vịt ”  người nói vi phạm phương châm hội thoại nào? 

A. PC về chất.                 B. PC về lượng .             C. PC quan hệ .                      C. PC lịch sự . 

Câu 3: Khi bác sĩ nói với một bệnh nhân nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương chân hội thoại nào có thể không được tuân thủ?

A. PC lịch sự.                 B. PC về lượng .             C. PC quan hệ .                      C. PC về chất.

Câu 4Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: Tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng…..

A. Họ nghĩ rằng  lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC về lượng .

B. Họ nghĩ rằng  lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC lịch sự.                             

C. Họ nghĩ rằng  lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC quan hệ .                      C. Họ nghĩ rằng  lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC về chất

Câu 5: Để lợi nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần:

A. Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

B. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

C. Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

D. Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

Câu 6: Khi viết lời văn: nhắc lại  nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn:

A. Trực tiếp.                                                              B. Gián tiếp.

doc 80 trang Quốc Hùng 11/08/2023 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "40 Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doc40_de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_co_huong_dan_cham.doc

Nội dung text: 40 Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn chấm)

  1. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 1 Phần trắc nghiệm: Đọc, chọn và ghi chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng vào ô bên dưới. Câu 1: Câu: “Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng như cầu của cuộc giao tiếp” chỉ khái niệm của phương châm hội thoại nào? A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC lịch sự . Câu 2: Câu : “Ông nói gà , bà nói vịt ” người nói vi phạm phương châm hội thoại nào? A. PC về chất. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC lịch sự . Câu 3: Khi bác sĩ nói với một bệnh nhân nan y về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương chân hội thoại nào có thể không được tuân thủ? A. PC lịch sự. B. PC về lượng . C. PC quan hệ . C. PC về chất. Câu 4: Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách nói như: Tôi nói điều này có gì không phải anh bỏ qua cho; biết là anh không vui nhưng A. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC về lượng . B. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC lịch sự. C. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC quan hệ . C. Họ nghĩ rằng lời nói của họ sẽ làm tổn hại người khác, không tuân thủ đúng PC về chất Câu 5: Để lợi nói có hiệu quả trong giao tiếp, người nói cần: A. Căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. B. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. C. Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. D. Căn cứ vào lý do giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Câu 6: Khi viết lời văn: nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt nó trong dấu ngoặc kép là ta đã thực hiện cách dẫn: A. Trực tiếp. B. Gián tiếp. Câu 7: Câu sau người viết đã dùng cách dẫn nào? Bạn Lan nói rằng tuần này lớp ta lại được đứng thứ nhất. A. Trực tiếp. B. Giáo tiếp. Câu 8: Từ mặt trời in đậm dưới đây được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Có một mặt trời trong lăng rất đỏ. A. Phương thức ẩn dụ . B. Phương thức hoán dụ . Câu 9: Thuật ngữ là: A. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học . B. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ . C. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học . D. Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. Câu10: Người viết câu sau bị lỗi ở từ nào? Phan Thiết ta cũng có thắng cảnh đẹp. A. Huyện Krông Nô. B. cũng C. Thắng cảnh D. Đẹp. Câu11: Trong các câu sau câu nào là thành ngữ ? A. Gầm mực thì đen, gần đèn thì sáng. B. Được voi đòi tiên. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Chó treo mèo đậy . Câu12: Trong các từ: Từ đơn ; Từ phức; Từ; Từ ghép Từ nào có cấp độ khái quát cao nhất? A.Từ đơn ; B.Từ phức; C.Từ; D.Từ ghép. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Phân biệt điểm giống nhau và khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và gián tiếp. Cho VD. Câu 2: Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng hình thức diễn đạt đối thoại, độc thoại và gạch chân những cách diền đạt đó
  2. ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM I. Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ.án B C C B C A B A D D B C II. Tự luận (6 điểm) Câu 1: Cách dẫn Cách dẫn trực tiếp Cách dẫn giáp tiếp - Đều nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người - Đều nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của Giống nhau hoặc nhân vật người hoặc nhân vật - Nhắc lại nguyên vẹn - Có điều chỉnh cho thích hợp . - Khi viết đặt trong đáu ngoặc kép - Khi viết không đạt trong dấu Khác nhau . *Ví dụ: HS tự lấy ngoặc kép. *Ví dụ: HS tự lấy. Câu2: HS viết đoạn văn đạt những yêu cầu sau: - Nội dung trong sáng - Có đầu có đuôi. - Sử dụng đối thoại hợp lý - Trình bày sạch đẹp
  3. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 2 Phần trắc nghiệm: Câu 1 Văn bản được viết theo thể loại tuỳ bút là : A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ B. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ C. Hồi thứ mười bốn – Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái . D. Lục Vân Tiên gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu Câu 2 Miêu tả thói ăn chơi xa hoa, hưởng lạc của bọn vua chúa là nội dung của văn bản : A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ B. Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du C. Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ D. Lục Vân Tiên Gặp nạn - Nguyễn Đình Chiểu Câu 3.“ Khúc hảt ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm gồm ba phần thơ : ( 1) Lời ru khi giã gạo; ( 2 ) Lời ru tia bắp trên núi Ka – Lưi ; ( 3) Lời ru khi chuyển lán Ba phần thơ trên được sắp xếp theo trình tự : A.( 1) – ( 2) – ( 3 ) B .( 3 ) – ( 1 ) – ( 2 ) C. ( 2 ) – ( 1 ) – ( 3 ) D. ( 3 ) – ( 2 ) – ( 1 ) Câu 4 Ý nào không nói về vẻ đẹp của người mẹ được thẻ hiện qua bài thơ ? A. Có tinh thần dũng cảm quên mình B. Luôn khát khao đất nước được độc lập tự do . C. Thắm thiết yêu con và nặng tình thương buôn làng, quê hương bộ đội . D. Bền bỉ quyết tâm trong công việc lao động và kháng chiến thường ngày . Câu 5 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng ” Từ “ mặt trời ” trong câu thơ sau có sử dụng biện pháp A. Chuyển nghĩa theo phương tức ẩn dụ B. Nhân hoá C. So sánh D. Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ Câu 6 Nội dung ý nghĩa của bài thơ “Ánh trăng ” của Nguyễn Duy là : A.Nhắc nhở mọi người lẽ sống tình nghĩa thuỷ chung, về đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn ” B.Tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết C. Kể chuyện cuộc đời mình D. Tình đồng chí gắn bó sâu sắc Câu 7 Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có những câu thơ sau đây , câu nào sử dụng thủ pháp lãng mạn : A. Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao B. Sóng đã cài then đêm sập cửa C. Câu hát căng buồm cùng gió khơi D. Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi Câu 8 Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là gì ? A. Cảm hứng về lao động B. Cảm hứng về thiên nhiên C. Cảm hứng về chiến tranh D. Cả A và B Câu 9 Độc thoại là hình thức : A. Là lời của một người nào đó nói với chính mình . B. Lời của một người nhằm vào một ai, có cất lên thành tiếng . C. Đối đáp trò chuyện giữa hai người D. Câu nói có gạch đầu dòng Câu 10 : Từ nào dưới đây là từ tượng hình A. Mảnh khảnh B. Thì thầm C. Thánh thót D. Ha hả Câu 11: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau, tác giả đã vận dụng biện pháp tu từ nào? Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe thùng xe có xước. (Phạm Tiến Duật ) A. Ẩn dụ . B. Hoán dụ . C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa . Câu12: Biện pháp tu từ được vận dụng qua các từ in đậm trong đoạn thơ: Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. (Tr Kiều - Nguyễn Du) Là: A. Ẩn dụ . B. Hoán dụ . C. Điệp ngữ. D. Nhân hóa. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em Thúy Kiều, cách miêu tả ấy đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào ? Câu 2. .Kể lại một giấc mơ , trong đó em được gặp người thân đã xa cách lâu ngày.
  4. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 36 Phần trắc nghiệm: Câu 1: Nhà thơ nào dưới đây là tác giả của “Truyện Lục Vân Tiên” ? A. Nguyễn Du B. Nguyễn Trãi C. Nguyễn Đình Chiểu D. Nguyễn Khuyến Câu 2: Nhân vật chính trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa ”là ai? A. Cô gái B. Anh thanh niên C. Ông hoạ sĩ D. Lái xe Câu 3: Truyện “Làng” của Kim Lân thể hiện ngòi bút miêu tả? A. Ngoại hình nhân vật B. Tâm lí nhân vật C. Hành động nhân vật D. Hình dáng nhân vật Câu 4: Nhà thơ nào trong các tác giả sau đã trưởng thành từ phong trào thơ mới. A. Chính Hữu B. Bằng Việt C. Phạm Tiến Duật D. Huy Cận Câu 5: Thế nào là phương châm cách thức trong hội thoại? A. Tế nhị và tôn trọng B. Nói đúng đề tài giao tiếp C. Nói lạc đề D. Nói ngắn gọn ,rành mạch Câu 6: Từ “ngọn” trong bài thơ sau đây được dùng với nghĩa gốc? A. Giờ cháu đã đi xa có ngọn khói trăm tàu B. Lá bàng đang đỏ ngọn cây C. Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng D. Nghe ngọn gió nơi này thổi sang phương ấy Câu 7: Từ “ấp iu”trong câu thơ “Một bếp lửa ấp u nồng đượm”gợi bàn tay của người bà như thế nào? A. Kiên nhẫn khéo léo B. Cần cù chăm chỉ C. Mảnh mai yếu đuối D. Vụng nề thô ráp Câu 8: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm lịch sự B. Phương châm về lượng C. Phương châm quan hệ D. Phương châm về chất Câu 9: Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Âm mưu B. Thủ đoạn C. Mánh khoé D. Xảo quyệt Câu 10: Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy tượng trưng cho điều gì? A. Hạnh phúc tràn đầy B. Quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên C. Thiên nhiên vạn vật luôn tuần hoàn D. Cuộc sống hiện tại no đủ Câu 11 : Câu thơ “Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. So sánh B. Nhân hoá C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 12 : Tình yêu làng sâu sắc của ông Hai (trong “ Làng” của KimLân ) được thể hiện ở những khía cạnh nào ? A. Nôi nhớ làng tha thiết B. Sung sướng, hả hê khi tên làng theo giặc được cải chính C. Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng theo giặc D. Tất cả các ý trên Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Ý nghĩa tiếng chim tu hú trong bài “Bếp lửa”của Bằng Việt? Câu 2: Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời đi học của em.
  5. ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM I/Trắc ngiệm:(Mỗi câu 0.4 đ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C B B D D B A D C B C D II/Tự luận:(6đ) Câu 1:(1đ)Tiếng chim quen thuộc của những cánh đồng quê mỗi độ hè về.Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong. Câu 2:-Yêu cầu làm đúng kiểu bài tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả,biểu cảm,miêu tả nội tâm,nghị luận. -Trình bày đủ các phần theo bố cục của bài tự sự kết hợp với miêu tả Biểu điểm: Điểm 5:Thực hiện tốt yêu cầu của đề bài Điểm 4: Thực hiện đảm bảo yêu cầu của đề bài Điểm 3: Thực hiện tương đối yêu cầu của đề bài Điểm 1,2:Thực hiện sơ sài yêu cầu đề bài Điểm 0:Bỏ giấy trắng
  6. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 37 Phần trắc nghiệm: Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng , con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chò con. Nghe gọi , con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run Câu 1 : Phần trích trên thuộc tác phẩm nào? A. Chiếc lược ngà B. Lặng lẽ Sa Pa. C. Những ngôi sao xa xôi. D. Bến quê. Câu 2 : Ai là tác giả của tác phẩm có phần trích trên? A. Nguyễn Minh Châu. B. Nguyễn Quang Sáng C. Nguyễn Thành Long D. Lê Minh Khuê. Câu 3 : Nội dung chính của đoạn trích trên là gì ? A. Sự hiểu lầm của bé Thu với ông Sáu. B. Sự ngạc nhiên của bé Thu khi gặp ông Sáu C. Sự xúc động của ông Sáu khi nhìn thấy đứa con. D. Nổi thương nhớ của ông Sáu với con của mình Câu 4 : Lý do chính để bé Thu không tin ông Sáu là ba của nó A. Vì ông Sáu đi lâu, bé Thu quên mất hình ảnh của ba B. Vì mặt ông sáu có thêm vết thẹo. C. Vì Ông sáu già hơn trước D. Vì Ông sáu không hiền như trước Câu 5 : Đoạn văn trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự và biểu cảm. B. Biểu cảm và thuyết minh. C. Miêu tả và biểu cảm. D. Tự sự và miêu tả. Câu 6 : Văn bản trên được viết vào năm nào ? A. 1969. B. 1966. C. 1971. D. 1958. Câu 7 : Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong 2 câu thơ sau: Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. A. Hoán dụ B. So sánh C. Nhân hóa D. Ẩn dụ Câu 8 : Từ nào là từ tượng thanh trong các từ dưới đây ? A. Bỏm bẻm B. Lật đật. C. Bô bô D. Rạng rỡ Câu 9 : Nhân vật anh thanh niên trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách: A. Tự giới thiệu về mình B. Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ C. Được tác giả tả trực tiếp D. Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật Câu 10 : Trong truyện ngắn Làng (của Kim Lân), tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình ? A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nhờ người khác đọc. B. Bà chủ hay dòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai. C. Tin tức về làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ cái Làng chợ Dầu của mình. Câu 11 : Từ in đậm trong, đoạn văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? “ Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian.” A. Nói quá B. Nói giảm C. Nói tránh D. Nhân hóa. Câu 12 : Các tác giả văn học thường vận dụng các hình thức diễn đạt: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để: A. Làm cho văn bản đa dạng về cách diễn đạt B. Làm cho hình thức văn bản đẹp hơn. C. Để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. D. Thuận lợi khi kể . Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Chép lại một cách chính xác khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy Câu 2 : Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày
  7. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 3 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án A B C B D B A C D C B C Phần 2 : ( 7 điểm ) Câu 1 : Chép nguyên văn khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài “ Ánh Trăng” của Nguyễn Duy - Sai lỗi chính tả hoặc thiếu sót 3 từ, trừ 0,5đ Sai lỗi chính tả hoặc thiếu sót 5 từ trở lên , trừ 1đ Câu 2 : Yêu cầu : - HT: Kể lại một giấc mơ, trong mơ gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày ( Người thân là người có kỉ niệm gắn bó sâu nặng , quen thuộc, thân thiết với mình. Đi xa có thể là đi coongtacs xa, chuyển chổ ở tới nơi xa, cũng có thể là đã mất từ lâu) - ND cần viết được một số ý sau: + Em mơ gặp người thân nào , vào dịp nào? + Hình dáng, cử chỉ, nét mặt người thân + Cuộc đối thoại, hỏi thăm tin tức của nhau, cuộc sống của người thân, của những người đang cùng sống với người thân, cuộc sống của mình. + Lời nhắn gửi, cảm xúc, suy nghĩ khi chia tay với người thân. - Kĩ năng viết bài tốt.Đúng hướng ( thể loại), mạch lạc, chặt chẽ, gây được xúc động. Văn sáng rõ, diễn đạt mạch lạc . Có thể còn một vài lỗi diễn đạt và chính tả. Biết kể chuyện. Thể hiện được nội dung. Biết kết hợp các yếu tố diễn đạt ở mức độ khá, sai vài lỗi nhẹ về diễn đạt. Bài làm yếu, chưa đảm bảo các yêu cầu trên. Sự việc kể chưa ấn tượng. Sai nhiều về diễn đạt. Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. ( Trân trọng những bài làm có ý tưởng )
  8. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 38 Phần trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng ở câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Yêu cầu nào là yêu cầu cao nhất của kiểu văn bản nhật dụng? A. Tính cập nhật B. Tính văn chương C. Tính thẩm mỹ D. Tính mới lạ Câu 2: Bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu được sáng tác năm nào? A. Đầu 1948 B. Đầu 1949 C. Cuối 1948 D. Cuối 1949 Câu 3: Ý nào nói lên việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh không được đề cập trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh? A. Luôn luôn đề cao bản sắc văn hóa dân tộc B. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực C. Không ảnh hưởng một cách thụ động D. Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế Câu 4: Những câu sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? a/ Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học b/ Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh c/ Ngựa là loài thú có bốn chân A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 5: Từ xanh trong câu Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ được dùng theo nghĩa chuyển. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 6: Biện pháp nghệ thuật nào không sử dụng trong câu sau? Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiến chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nữa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường. A. Phép lặp từ ngữ B. Phép so sánh C. Phép liệt kê D. Phép đối Câu 7: Ý nào nói không đúng nhất về vẻ đẹp mùa xuân được gợi ra từ hai câu thơ sau: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa A. Dịu dàng, đằm thắm B. Mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống C. Khoáng đạt, nhẹ nhàng D. Trong trẻo, tinh khiết Câu 8: Trong hai câu thơ trên có bao nhiêu từ Hán Việt? A. Không có B. Một C. Hai D. Ba Câu 9: Trong các văn bản sau, văn bản nào không phải là văn bản nhật dụng ? A. Phong cách Hồ Chí Minh B. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình C. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em D. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh Câu 10: Hai câu cuối của bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật có dùng biện Pháp nghệ thuật: A. Nhân hoá - hoán dụ B. Hoán dụ - tương phản C. Điệp ngữ - nhân hoá D. Tương phản - so sánh Câu 11: Trong hai câu thơ "Ngại ngùng dơn gió e sương Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày", Nguyễn Du đã miêu tả : A. Tả cảnh B. Tả người C. Tả ngoại hình D. Tả nội tâm Câu 12: Cho các cụm từ sau : 1.Tiếng kêu của nó 2. nghe thật xót xa 3. và xé cả ruột gan mọi người 4. xé sự im lặng 5. như tiếng xé Em hãy chọn cách sắp xếp tốt nhất để tạo thành câu văn miêu tả tiếng kêu của nhân vật bé Thu trong truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng . A. 1-5-4-3-2 B. 1-2-5-4-3 C. 1-5-2-4-3 D. 1-2-4-3-5 Phần tự luận (7 điểm) 1. Chép những câu thơ bộc lộ tâm trạng đau buồn, lo âu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích . Phân tích cái hay về nghệ thuật ở câu thơ cuối của đoạn . 2. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình với thầy, cô giáo cũ.
  9. ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM I/ Trắc nghiệm: 1.A 2.A 3.D 4.A 5.A 6.C 7.B 8.A 9.D 10.B 11.D 12.A II/ Tự luận: 1/ Yêu cầu về nội dung, thể loại: Đáp ứng đúng về nội dung thể loại. Câu chuyện có thể hư cấu nhưng phải có giá trị nhân văn 2/ Yêu cầu về phương pháp, bố cục: - Dù theo cách nào, bố cục cần đảm bảo 3 phần - Hành văn trôi chảy, giàu cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt - Biết vận dụng tốt các yếu tố trong văn bản tự sự 3/ Yêu cầu cụ thể: - Điểm 5 – 6: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên - Điểm 3 - 4 : Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên - Điểm 1 – 2 : Viết đúng thể loại nhưng diễn đạt vụng về, rời rạc, sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả - Điểm 0 : Lạc đề, sai tư tưởng nghiêm trọng hoặc không viết được gì
  10. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 39 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0.4 điểm ) Câu 1 : Truyện thơ “ Lục Vân Tiên” được sáng tác bằng chữ nào? A. Chữ Quốc ngữ B. Chữ Hán C. Chữ Nôm D. Một loại chữ khác Câu 2 : Bài thơ “ Đồng chí” được sáng tác vào năm nào? A. 1949 B. 1948 C. 1947 D. 1946 Câu 3 : Thành ngữ: “ Biết thì thưa thốt Không biết dựa cột mà nghe” Liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm lịch sự B. Phương châm quan hệ C. Phương châm về chất D. Phương châm cách thức Câu 4 : Tác phẩm: “ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” được viết theo thể loại gì? A. Tiểu thuyết chương hồi B. Tuỳ bút C. Truyện ngắn D. Truyện ký Câu 5 : Đoạn thơ trên nói lên nổi nhớ của Kiều với ai? “ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai ” A. Cha mẹ B. Thuý Vân C. Kim Trọng D. Vương Quan Câu 6 : Từ “ chén đồng” được hiểu theo nghĩa nào? A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển Câu 7 : Đoạn thơ trên đã diễn tả tâm trạng của Kiều bằng phương pháp gì? A. Độc thoại nội tâm B. Đối thoại C. Độc thoại nội tâm kết hợp với đối thoại D. Độc thoại Câu 8 : Câu thơ: Hỏi tên:” Rằng Mã Giám Sinh” Hỏi quê:” Rằng huyện Lâm Thanh cũng gần” Đã sử dụng lời dẫn gì? A. Lời dẫn trực tiếp B. Lời dẫn gián tiếp C. Cả hai đều đúng D. Không sử dụng Câu 9 : Bài thơ “ Đồng chí” của tác giả nào? A. Chính Hữu B. Bằng Việt C. Phạm Tiến Duật D. Nguyễn Duy Câu 10: Truyện ngắn nào chứa đựng vẻ đẹp trữ tình, bàng bạc chất thơ? A. Làng B. Chiếc lược ngà C. Lặng lẽ Sa-pa D. Người con gái Nam Xương Câu 11: Câu ca dao sau liên quan đến phương châm hội thoại nào trong giao tiếp ? Ai ơi chớ vội cười nhau Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười A. Phương châm quan hệ B. Phương châm cách thức C. Phương châm về chất D. Phương châm lịch sự Câu 12: Trong đoạn thơ tả cảnh chi em Thuý Kiều du xuân trở về có mấy từ láy ? A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Chép lại những câu thơ miêu tả nỗi nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích" Kiều ở lầu Ngưng Bích"? Câu 2: Nhân ngày 20 tháng 11, em nhớ lại một kỷ niệm khiến mình day dứt, ân hận mãi với thầy (cô ) . Em hãy kể lại câu chuyện ấy.
  11. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 4 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án C B C B C B A A D A D C Phần 2 : ( 6 điểm ) Câu 1: a) Chép chính xác, đầy đủ + Sai 2 lỗi chính tả + Thiếu 1 câu Câu 2: A- Yêu cầu chung: - Dùng phương thức biểu đạt chính: Tự sự ( có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm ) - Nội dung tự sự: kể một lần mắc lỗi với thầy ( cô ) giáo - Bố cục: 3 phần ( Mở bài, thân bài, kết luận ) B- Yêu cầu cụ thể: 1/ Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về sự việc 2/ Thân bài: + Lựa chọn sự việc và tâm trạng + Lựa chọn nhôi kể + Xác định thứ tự kể: câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn ra và kết thúc như thế nào, tâm trạng của người kể ra sao HS biết vận dụng kĩ năng làm văn tự sự đồng thời biết kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm để thể hiện tâm trạng “ ân hận, day dứt mãi” 3/ Kết bài: Suy nghĩ, bài học kinh nghiệm của bản thân * Bài có sức thuyết phục cao, tính chân thật.
  12. Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 9 – Đề số 40 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,5 điểm )1 Câu 1 : Câu nào giải thích không đúng nguyên nhân để Bác Hồ có được vốn văn hóa tri thức văn hóa sâu rộng: A. Qua công việc lao động mà học hỏi. B. Học hỏi ở mọi nơi, mọi lúc, mọi đối tượng. C. Những người thầy dạy Bác là những người kiến thức rất uyên thâm. D. Kết hợp cả A và B. Câu 2 : Phương án nào không đúng với câu hỏi sau: Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”có sức thuyết phục cao bởi: A. Lập luận chặt chẽ. B. Nhiều câu thơ minh họa cụ thể. C. Chứng cứ phong phú xác thực cụ thể. D. Nhiệt tình của tác giả. Câu 3 : Ý nào không có trong nội dung “Hoàng Lê nhất thống chí - hồi thứ 14”: A. Ca ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. B. Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh. C. Kể về việc Ngô Thì Nhậm cùng bàn bạc với vua Quang Trung để đánh quân Thanh. D. Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Câu 4 : Nhận định nào nói không đúng vẻ đẹp của mùa xuân được gợi ra từ hai câu thơ trong “Cảnh ngày xuân”: “Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” A. Mới mẻ, tinh khôi , giàu sức sống. B. Rực rỡ, tráng lệ. C. Khoáng đạt và trong trẻo. D. Nhẹ nhàng và thanh khiết. Câu 5 : Bài thơ nào được coi là “Một bài thơ độc đáo tiêu biểu cho giọng thơ trẻ thời chống Mỹ”? A. Đồng chí. B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính. D. Bếp lửa. Câu 6 : Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”? A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc. C. Thể hiện khát vọng và niềm tin chiến thắng giặc Mỹ, thống nhất đất nước. D. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của ông cha. Câu 7 : Thành ngữ nào sau đây không tuân thủ phương châm cách thức? A. Há miệng chờ sung. B. Dây cà ra dây muống. C. Nhắm mắt xuôi tay. D. Rung cây nhát khỉ. Câu 8 : Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 9 : Xác định biện pháp tu từ trongcâu sau: "Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần" A. Chơi chữ B. Ẩn dụ C. Nói quá D. Điệp ngữ Câu 10 : Từ "vai" ở câu thơ"Áo anh rách vai" trong bài thơ Đồng chí- Chính Hữu được hiểu theo nghĩa: A. Nghĩa gốc B. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ C. Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ D. Cả A,B,C đều đúng Câu 11 : Các thành ngữ: lắm mồm lắm miệng; câm miệng hến. Các thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức Câu 12 : Câu tục ngữ:"Gọi dạ, bảo vâng" nhắc nhỡ chúng ta điều gì khi giao tiếp? A. Phương châm lịch sự B. Phương châm quan hệ C. Cách xưng hô D. Phương châm cách thức Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 : Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Câu 2 : Hãy kể lại một kỉ niệm khó quên trong cuộc đời đi học của em.
  13. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án C B C B C D B B A C A C Phần 2 : ( 6 điểm ) Câu 1 : Khái niệm (SGK). Câu 2 : 1/Yêu cầu về kỹ năng: Bài làm sử dụng phương thức biểu đạt tự sự (Kết hợp với miêu tả nội tâm , nghị luận ) 2/Yêu cầu về nội dung: Đề yêu cầu kể lại một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời đi học. Kỷ niệm khó quên có thể chia làm hai loại là kỷ niệm vui và kỷ niệm buồn. Dù viết về loại kỷ niệm nào, bài làm cũng cần toát lên các ý chính sau: a/Hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm: Thời gian, không gian, con người, sự việc b/Kỷ niệm đó đối với tâm hồn và cuộc sống của em:Kỷ niệm đó luôn khắc sâu trong tâm hồn em. Nó là lời nhắc nhở em phải học tốt, sống tốt hơn nữa trong hôm nay và ngày mai. Biểu điểm: -4-5: Kỹ năng tự sự tốt. Bài đúng hướng, sâu sắc, mạch lạc, chân thành. Văn có hình ảnh, cảm xúc. Có thể còn một vài lỗi về diễn đạt và chính tả. -2-3: Biết cách tổ chức một bài văn tự sự. Bài đúng hướng, chân thành. Văn có đoạn suôn. Còn vài lỗi diễn đạt và chính tả. -0-1: Chưa hiểu đề, hầu như chưa làm được gì.