21 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
Câu 1: (0.5 điểm)
Vì sao câu thành ngữ: “Ông nói gà, bà nói vịt” vi phạm phương châm quan hệ?
Câu 2: (0.5 điểm)
Thế nào là dẫn trực tiếp?
Câu 3: (0.5 điểm)
Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ. Đó là những phương thức nào?
Câu 4: (0.5 điểm)
Thuật ngữ có đặc điểm gì?
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "21 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 21_de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_co_huong_dan_giai_chi_tiet.pdf
Nội dung text: 21 Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn giải chi tiết)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 1 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: (5 điểm) Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái. (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập 1) Câu 1: Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Câu 2: Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ trên. Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cách diễn dịch để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu. Phần II (5 điểm) 1
- Đọc đoạn trích sau: Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ồ” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong, ngay lúc dưới chân kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mát e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên nhứ với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9) Câu 1: Cô họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa? Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Câu 3: Đoạn văn trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện? Câu 4: Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với mọi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1: Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Phương pháp: Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm 2
- Lời giải chi tiết: - Tác phẩm: Phạm Tiến Duật - Hoàn cảnh sáng tác: năm 1969, trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Câu 2: Bài thơ xây dựng được hình tượng thơ rất độc đáo – những chiếc xe không kính. Nêu ý nghĩa của việc xây dựng hình tượng thơ trên. Phương pháp: Từ hình tượng những chiếc xe không kính, nêu ý nghĩa Lời giải chi tiết: Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt. Câu 3: Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu lập luận theo cách diễn dịch để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và phép nối liên kết câu. Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em. Chú ý hình thức đoạn văn diễn dịch với 10 câu. Lời giải chi tiết: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ - Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm: 3
- + Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ. + Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách. Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung: + Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”. + Hiện thực: gió, bụivốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh. + Cái nhìn lạc quan vào hiện thực ⟹ Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ. Phần II: Câu 1: Cô họa sĩ trong đoạn văn trên giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: - Góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của truyện - Làm nổi bật vẻ đẹp của anh thanh niên - Cô cũng là một đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của thanh niên thế hệ lúc bấy giờ Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm Phương pháp: Đọc kĩ nhan đề kết hợp nội dung tác phẩm 4
- Lời giải chi tiết: “Lặng lẽ Sa Pa”: Đảo ngữ ⟶ Gợi: + Khung cảnh êm đềm, thanh tĩnh của miền đất Sa Pa. + Ẩn dụ: Vẻ đẹp của con người và cuộc sống Sa Pa. (Cuộc sống thanh bình, con người khiêm nhường). Những vẻ đẹp ấy tiềm ẩn, lắng xuống chiều sâu chứ không khoa trương, ồn ã. Câu 3: Đoạn văn trên giúp em hiểu gì về nhân vật anh thanh niên – nhân vật chính trong truyện? Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Anh thanh niên là một người có tinh thần trách nhiệm trong cuộc việc; là người gọn gàng, biết thu xếp cuộc sống, là người lạc quan, yêu đời. Câu 4: Ứng xử của anh thanh niên trong đoạn văn trên đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Từ nhận xét đó, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về cách ứng xử đối với mọi người trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: 1. Giới thiệu vấn đề 2. Giải thích vấn đề 5
- + Ấn tượng nhất khiến ông không thể quên được, đó là giây phút hạnh phúc của ông khi chia tay với con. Tiếng gọi “ba" của bé Thu thật cảm động và đau đớn. Đây là tiếng gọi đầu tiên và cũng là tiếng gọi lần cuối đối với người cha quá yêu con gái vì sau đó ông Sáu đã hi sinh. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 19 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (3 điểm) a. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng như thế nào? b. Viết một đoạn văn thuyết minh (khoảng 10 dòng), đề tài: Mùa thu xứ Huế, có yếu tố miêu tả để thuyết minh. Câu 2: (2 điểm) a. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. b. Chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó trong hai câu thơ sau: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) Câu 3: (5 điểm) 101
- Hãy tưởng tương em gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: (3 điểm) a. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng như thế nào? b. Viết một đoạn văn thuyết minh (khoảng 10 dòng), đề tài: Mùa thu xứ Huế, có yếu tố miêu tả để thuyết minh. Phương pháp: Nhớ lại khái niệm, tác dụng của yếu tố miêu tả. Vận dụng phương thức thuyết minh để viết đoạn văn với đề tài trên. Lời giải chi tiết: a. (0,5 điểm) Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: - Giúp cho thuyết minh được cụ thể hơn, sinh động hơn và hấp dẫn hơn. - Bài thuyết minh có thể kết hợp yếu tố miêu tả. - Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng. b. (2,5 điểm) * Yêu cầu viết đoạn văn: Hình thức: - Đoạn văn khoảng 10 dòng. 102
- - Không sai các lỗi: dùng từ, ngữ pháp, chính tả, viết tắt. Nội dung: - Đề tài: Mùa thu xứ Huế. - Đoạn văn có tính chất thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả để minh hoạ vẻ đẹp thơ mộng của cảnh vật mùa thu ở xứ Huế. Câu 2: (2 điểm) a. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. b. Chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó trong hai câu thơ sau: Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ Lời giải chi tiết: * Yêu cầu cần đạt: a. (1 điểm) - Điểm giống nhau: Đều là phương thức lấy tên gọi của sự vật này để gọi tên cho sự vật khác. - Sự khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ: + Ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng (giống nhau về một khía cạnh nào đó) giữa hai sự vật. 103
- + Hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi, luôn đi đôi) giữa hai sự vật. b. (1 điểm) - Chỉ ra biện pháp tu từ: ẩn dụ: “Mặt trời của mẹ”. - Giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: Hình ảnh “mặt trời của mẹ” được chuyển nghĩa, tượng trưng. Em Cu tai là mặt trời của mẹ. Em là nguồn hạnh phúc ấm áp, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính em đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống. Câu 3: (5 điểm) Hãy tưởng tượng em gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. Phương pháp: Nhớ lại bối cảnh, nội dung bài thơ và kết hợp trí tưởng tượng phong phú Lời giải chi tiết: 1. Về hình thức - Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự, biết kết hợp, đan xen các yếu tố miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận một cách chân thực, sinh động để bài viết đạt kết quả cao. - Trình bày đúng, đủ bố cục ba phần của bài làm; phân đoạn hợp lí. - Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, đan xen “tôi” là người kể, bác hoặc chú là người lính. - Biết sử dụng lời văn đốì thoại, độc thoại từ ngôi kể thích hợp. - Hành văn mạch lạc, trong sáng. Không có quá nhiều lỗi sai: lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, sai chính tả. - Thứ tự kể: có thể kể xuôi hoặc kể ngược. 104
- 2. Về nội dung - Kể chuyện: Cuộc gặp gỡ xúc động giữa em với người lính lái xe Trường Sơn. Cuộc gặp gỡ diễn ra vào lúc nào? Thời gian, địa điểm? Ấn tượng về cuộc gặp gỡ đó? - Không khí cuộc gặp gỡ, sự xuất hiện của người lính lái xe sau nhiều năm chiến tranh đã kết thúc: hình dáng, trang phục, nét mặt, nụ cười, đôi mắt, giọng nói - Nội dung cuộc gặp gỡ: (kết hợp miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ) (bám vào nội dung của Bài thơ về tiểu đội xe không kính). + Người lính kể cho nhân vật “tôi” nghe về những chiếc xe không kính, biến dạng. + Cuộc sống sinh hoạt, đời sống tinh thần, tình cảm đồng đội. (Học sinh sáng tạo thêm dựa trên thực tế cuộc chiến tranh chống Mĩ ở Trường Sơn). + Hoàn cảnh chiến trường: bom đạn, con đường đầy bụi do bom đạn cày xới; mưa Trường Sơn và đặc biệt là những cơn mưa bom địch oanh tạc ngày đêm như thế nào (Học sinh có thể liên tưởng đến sự hi sinh của những người lính Trường Sơn, sự hi sinh của đồng đội trong hoàn cảnh nguy hiểm, lòng dũng cảm, sự thông minh gan dạ đã vượt qua những hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ như thế nào? Những vết thương chiến tranh còn hằn trên thân thể của những người lính ra sao ). + Suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe kể những ngày tháng trong lửa đạn chiến tranh. + Công việc của những người lính trong hiện tại: cống hiến hết sức mình cho cuộc đời, cho dân tộc - Kết thúc cuộc gặp gỡ: Suy nghĩ về cuộc chiến oanh liệt, hào hùng của dân tộc. - Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chia tay. 105
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 20 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu đúng nhất: Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to: - Thu! Con. Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run: - Ba đây con! - Ba đây con! Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. (Sách Ngữ văn 9) Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? A. Làng. B. Lặng lẽ Sa Pa. C. Chuyện người con gái Nam Xương. 106
- D. Chiếc lược ngà. Câu 2: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai? A. Ông Sáu. B. Ông Ba. C. Bé Thu. D. Mẹ bé Thu. Câu 3: Dòng văn nào thể hiện nội dung đoạn trích trên? A. Nỗi sợ hãi của bé Thu. B. Tình cha con sâu nặng. C. Niềm vui đoàn tụ của gia đình ông Sáu. D. Lòng mong được gặp con và cảm giác hẫng hụt của ông Sáu khi bé Thu không nhận anh là ba của nó. Câu 4: “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!” là câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp? A. Đúng. B. Sai. Câu 5: Từ nào trong các từ sau không phải là từ láy? A. Giần giật. B. Run run. C. Mong nhớ. D. Chầm chậm. Câu 6: Từ “vết thẹo” trong đoạn trích trên là loại từ gì? A. Từ toàn dân. B. Từ địa phương Nam Bộ. C. Từ mượn. D. Từ địa phương Trung Bộ. 107
- Câu 7: Câu văn: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” có sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ. Câu 8: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu trên có tác dụng gì? A. Nhấn mạnh sự tức giận của ông Sáu. B. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu. C. Nhấn mạnh sự tủi hổ của ông Sáu. D. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (1 điểm) Hãy ghi lại khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Câu 2: (5 điểm) Hãy nhập vai là nhân vật “tôi” trong bài thơ Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong đoạn thơ vừa chép trên thành một bài tâm sự ngắn. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 108
- D B D A C B A D II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: (1 điểm) Hãy ghi lại khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Phương pháp: Nhớ lại nội dung bài thơ và chép thuộc khổ cuối Lời giải chi tiết: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình Câu 2: (5 điểm) Hãy nhập vai là nhân vật “tôi” trong bài thơ Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong đoạn thơ vừa chép trên thành một bài tâm sự ngắn. Phương pháp: Nhớ lại nội dung bài thơ và nhập vai Lời giải chi tiết: 1. Về hình thức - Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự, biết kết hợp, đan xen các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm một cách chân thực, sinh động để bài viết đạt kết quả cao. - Trình bày đúng, đủ bố cục ba phần của bài làm; phân đoạn hợp lí. 109
- - Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, đan xen “tôi” là người kể. - Biết sử dụng lời văn đối thoại, độc thoại từ ngôi kể thích hợp. - Hành văn mạch lạc, trong sáng. Không có quá nhiều lỗi sai: lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, sai chính tả. - Thứ tự kể: dưới hình thức một bài tâm sự ngắn dựa vào nội dung của khổ thơ cuối. Chuyển lời thơ thành lời văn, diễn xuôi. 2. Về nội dung a. Nhân vật “tôi” thể hiện tâm trạng của mình khi đối diện với ánh trăng, với quá khứ; sống lại những ngày tháng bên đồng đội. Suy ngẫm, triết lí của nhân vật “tôi” về khổ thơ cuối: - Trăng cứ tròn vành vạnh: Sự tròn đầy, viên mãn hay chính là sự trong sáng, tròn đầy, thủy chung. - Kể chi người vô tình: Con người đã quay lưng với quá khứ, quên đi bao kỉ niệm đẹp bên đồng đội, đã thành “người dưng qua đường”. - Ánh trăng im phăng phắc: Sự im lặng nghiêm khắc, lặng lẽ mà nhân hậu, bao dung của ánh trăng hay của quá khứ. - Đủ cho ta giật mình: sự giật mình suy ngẫm vì trăng quá đầy đặn, nghĩa tình mà mình lại quên trăng. Giật mình vì trăng quá bao dung, nhân hậu mà mình lại quá vô tình. Phải chăng mình đã quên quá khứ, quên đi đồng đội. b. Nhân -vật “tôi” suy ngẫm về lẽ sống ở đời - Hình ảnh trăng là chi tiết gợi nhớ về quá khứ, những ngày tháng trong chiến tranh, bên đồng đội; gợi nhắc nhân vật “tôi” không được quên đi quá khứ, một thời gian lao đầy tình nghĩa. - Quá khứ rất thủy chung với con người, bao dung và độ lượng, ta cần phải hướng về với quá khứ, không được quên một thời tình nghĩa chung thủy; phải sống ân nghĩa “Uống nước nhớ nguồn”, “Ản quả nhớ kẻ trồng cây”. 110
- - Nhân vật “tôi” tự đối thoại với chính mình, nhìn lại mình, về sự vô tình của mình. Đó là thái độ sống nghiêm khắc: “phê và tự phê” để chấn chỉnh mình, tự hoàn thiện mình. c. Những trăn trở của nhân vật “tôi” về lẽ sống ở đời: Vầng trăng tỏa sáng, soi rọi từ trong cõi lòng sâu thẳm của nhân vật tôi như nhắc nhở một bức thông điệp cho mọi người: Không nên sống vô tình, phải thủy chung sắt son, tình nghĩa trọn vẹn. - Lòng nhân hậu, thủy chung với quá khứ mãi mãi đẹp như vầng trăng. - Triết lí thâm trầm ấy được diễn tả qua hình tượng ánh trăng đủ để lại trong lòng ta những ấn tượng sâu sắc. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ SỐ 21 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: (3 điểm) Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong, soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên. Câu 2: (2 điểm) 111
- Nêu tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tìm trong văn bản câu văn thể hiện chủ đề đó. Câu 3: (5 điểm) Hãy tưởng tượng bé Thu đang tâm sự với em về những nỗi niềm của mình với người cha thân yêu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: (3 điểm) Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong, soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên. Phương pháp: Đọc kĩ đoạn thơ và phân tích đặc sắc nghệ thuật Lời giải chi tiết: a. Nội dung đoạn thơ: Giới thiệu con sông quê hương và tình cảm của tác giả với con sông quê. - Nghệ thuật: + Từ gợi tả (xanh biếc, nước gương trong, tỏa, lấp loáng). + Nghệ thuật: nhân hóa, so sánh. b. Đoạn thơ có thể phân làm hai ý nhỏ: 112
- * Ý 1: Hai câu đầu: Nhà thơ giới thiệu con sông quê hương. Điểm sáng nghệ thuật cần khai thác: - Từ gợi tả màu sắc: xanh biếc, lấp loáng, động từ khẳng định "có". - Nghệ thuật nhân hóa: "soi tóc những hàng tre". * Ý 2: Hai câu cuối: Tình cảm của nhà thơ với con sông quê hương Điểm sáng nghệ thuật: - So sánh để khẳng định "Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”. - Động từ "tỏa" rất gợi hình. Từ láy "lấp loáng" gợi hình ảnh. * Tham khảo đoạn văn sau: Với bốn câu thơ mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”, nhà thơ Tế Hanh đã giới thiệu với chúng ta con sông quê hương của mình và tình cảm của ông đối với sông quê. Ngay từ hai câu thơ đầu, hình ảnh con sông quê đã hiện ra với một màu “xanh biếc”. Tính từ gợi tả “xanh biếc” giúp ta hình dung mặt nước sông xanh đậm, đẹp mơ hồ, ánh lên dưới ánh mặt trời, gợi ánh sáng đậm nhạt. Động từ “có” vừa giới thiệu con sông quê lại vừa kín đáo bộc lộ cảm xúc, tự hào của người viết. Từ cái nhìn bao quát chung, nhà thơ tả cụ thể con sông “nước gương trong, soi tóc những hàng tre”. Sự kết hợp khéo léo nghệ thuật nhân hoá những hàng tre hai bên bờ sông như những cô gái soi tóc trên mặt sông như tấm gương soi khổng lồ. Con sông hiện lên mới xinh đẹp, hiền hoà, gần gũi biết bao! Trước dòng sông quê như thế làm sao ta không yêu, không nhớ được. Tác giả đã trải lòng mình qua nghệ thuật so sánh khẳng định “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”. “Tâm hồn tôi” là một khái niệm cụ thể so sánh với “buổi trưa hè” cho thấy nhiệt tình nồng cháy của nhà thơ. Từ láy “thấp thoáng” kết hợp với động từ “tỏa” đã đưa dòng sông vào trang cổ tích với một con sông dát bạc, diệu kì. Tình yêu của Tế Hanh đã làm cho con sông quê đẹp và ấm áp tình người. (Bài làm của học sinh) Câu 2: (2 điểm) 113
- Nêu tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tìm trong văn bản câu văn thể hiện chủ đề đó. Phương pháp: Từ nội dung rút ra tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lời giải chi tiết: a. Tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: ca ngợi những con người lao động mới. Những con người vô danh đã âm thầm sống, lao động và suy nghĩ như vậy cho đất nước. (1 điểm) b. Câu văn thể hiện chủ đề truyện ngắn: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. (1 điểm) Câu 3: (6 điểm) Hãy tưởng tượng bé Thu đang tâm sự với em về những nỗi niềm của mình với người cha thân yêu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Phương pháp: Nhớ lại nội dung câu chuyện và kết hợp trí tưởng tượng phong phú Lời giải chi tiết: 1. Về hình thức - Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự, biết kết hợp, đan xen các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm một cách chân thực, sinh động để bài viết đạt kết quả cao. - Trình bày đúng, đủ bố cục ba phần của bài làm; phân đoạn hợp lí. - Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, đan xen “tôi” là người kể. - Biết sử dụng lời văn đối thoại, độc thoại từ ngôi kể thích hợp. 114
- - Hành văn mạch lạc, trong sáng. Không có quá nhiều lỗi sai: lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, sai chính tả. - Thứ tự kể: Theo dòng cảm xúc, tâm sự của nhân vật bé Thu với em về nỗi niềm của chính mình. 2. Về nội dung Nhân vật chính: bé Thu Tình huống truyện: giả định em gặp gỡ và trò chuyện với bé Thu. Tuy là đề yêu cầu tưởng tượng nhưng khi kể phải bám sát vào ý kiến đã nêu ở trong đề bài (văn bản). Khi kể phải nêu được những ý sau: - Trong con mắt của bé Thu, anh Sáu chỉ là người đàn ông xa lạ, đang tìm mọi cách để gần gũi và đánh lừa nó vì một lí do nào đó mà nó chưa thể hiểu - Sự hoảng sợ và căm ghét cao độ của bé Thu trong những ngày anh Sáu ở nhà. - Sự xốc nổi, lầm lỡ, chịu đựng, tỏ ra bất cần của bé Thu trước sự chăm sóc của anh Sáu. - Tình cảm ân hận, hối tiếc của bé Thu khi nhận ra cha mình. - Phút chia tay cuối cùng, tình yêu, nỗi nhớ, niềm ân hận và hối tiếc dồn nén, bỗng bùng lên mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt và mãnh liệt; hồn nhiên, ngây thơ và chân thành - Trong và sau cuộc gặp gỡ thể hiện được tình cảm của bé Thu với người cha thương yêu của mình, sự phát triển tâm lí rất tự nhiên. - Biết kết hợp tự sự với các yếu tố khác: miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại một cách hợp lí. 115