20 Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
Câu 1. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì?
A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay.
Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì?
A. Cảm hứng về lao động. B. Cảm hứng về thiên nhiên.
C. Cảm hứng về chiến tranh. D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động.
Câu 3. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức.
Câu 4. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào?
“Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
- Hà, nắng gớm, về nào…” (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD)
A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật.
C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả.
D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật.
File đính kèm:
- 20_de_kiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_co_dap_an.docx
Nội dung text: 20 Đề kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)
- ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Viết phương án đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi Câu 1. Truyền kì mạn lục có nghĩa là gì? A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến. C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay. D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kì lạ từ trước đến nay. Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận) là gì? A. Cảm hứng về lao động. B. Cảm hứng về thiên nhiên. C. Cảm hứng về chiến tranh. D. Cảm hứng về thiên nhiên, lao động. Câu 3. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất. C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức. Câu 4. Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào hình thức ngôn ngữ nào? “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào ” (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD) A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. B. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. C. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả. D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3.0 điểm). Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. a) Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên. c) Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Câu 6 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh: . SBD ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án A D C B
- II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm). Câu Nội dung Điểm a) - Đoạn thơ trên thuộc văn bản “Ánh trăng”. 0.5 - Tác giả là Nguyễn Duy. 0,5 b) Các từ láy trong đoạn thơ: vành vạnh, phăng phắc. 0.5 c) - Về hình thức: Học sinh biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội có độ dài từ 10-12 câu, có liên kết, mạch lạc. - Về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: Câu 5 + Uống nước nhớ nguồn là: khi được hưởng thụ thành quả về vật chất và tinh thần, cần biết ơn những người đã tạo ra những thành quả đó. + Những biểu hiện của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong 1.5 cuộc sống: xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước; thờ tổ tiên; phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng (d/c) + Liên hệ bản thân: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội. - Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn cảm nhận về nhân vật văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; văn viết có hình ảnh, giàu cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; - Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: A. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Làng. 0.5 - Giới thiệu khái quát nhân vật ông Hai. B. Thân bài 1. Khái quát: - Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của người nông dân thời đại cách mạng : tình yêu làng xóm, quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính 0.5 truyền thống vừa có chuyển biến mới. Câu 6 - Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở nhân vật ông Hai. 2. Cảm nhận về nhân vật ông Hai: * Hoàn cảnh của ông Hai: rất yêu làng, tự hào, hay khoe về làng 1,0 nhưng lại phải xa làng để đi tản cư. * Tình yêu làng của ông Hai bị đặt vào một tình huống gay cấn, đầy thử thách: tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội lại cách mạng, kháng chiến: - Khi mới nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc: ông bàng hoàng, sững sờ, không tin (dẫn chứng). - Khi tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông xấu hổ, tủi nhục, cứ cúi gầm mà đi. - Những ngày ở nhà: 2,0 + Ông đau đớn, tủi thân, bán tín bán nghi (dẫn chứng). Ông lo sợ vì tuyệt đường sinh sống, thương thân mình và dân làng Chợ Dầu phải
- mang tiếng là dân làng Việt gian (dẫn chứng). + Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Ông chớm nghĩ quay về làng nhưng lập tức ông phản đối ngay. Tình yêu làng của ông Hai gắn liền với tình yêu đất nước, kháng chiến. + Trong những ngày buồn khổ ấy, ông chỉ biết tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến (dẫn chứng). Điều đó thể hiện tình cảm, lòng trung thành của ông với cách mạng, với kháng chiến, với Cụ Hồ. - Khi tin dữ được cải chính: , ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu (dẫn chứng). 3. Đánh giá về nghệ thuật: 0.5 - Tình huống truyện đặc sắc giúp nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau: lúc trực tiếp bằng bút pháp độc thoại, độc thoại nội tâm, lúc gián tiếp qua nét mặt, giọng nói. - Ngôn ngữ nhân vật mang đậm chất khẩu ngữ, sinh động, giàu giá trị biểu cảm. C. Kết bài: Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, nhà văn đã khắc họa 0.5 thành công tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến, một lòng thủy chung với cách mạng của ông Hai. Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng nhũng bài viết sáng tạo, có chất văn. Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 – 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0.5. ĐỀ 2 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút Câu 1: (2 điểm) Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Câu 2: (2 điểm) Trong hai truyện ngắn đã học: Làng của Kim Lân, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đều có những tình huống bất ngờ đặc sắc. Đó là những tình huống nào? Câu 3: (1điểm) Các câu sau mắc lỗi gì? Hãy sửa lại a. Về khuya, đường phố rất im lặng. b. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc. Câu 4(5 điểm) - Viết bài văn kể lại buổi sinh hoạt lớp . Trong buổi sinh hoạt đó , em đã phát biểu kiến để chứng minh Nam là người bạn rất tốt.
- Câu 4. “Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào ”.(Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1). Câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc hình thức ngôn ngữ nào? A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật. B. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. C. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. D. Ngôn ngữ trần thuật của tác giả. II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 5 (3.0 điểm). Cho đoạn văn: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ ”. a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? b) Câu văn“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc” là câu đơn hay câu ghép? c) Từ nội dung phần trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về tình yêu thương của con người. Câu 6 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Truyện Kiều của Nguyễn Du). HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). - Họ và tên thí sinh: SBD ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
- Đáp án C D B A II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm). Câu Điểm Nội dung trình bày a) Tên văn bản: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát 0,75 triển của trẻ em. b) Câu văn: “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và 0,75 còn phụ thuộc.” => là câu đơn. c) Viết đoạn văn * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn nghị luận xã hội, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau đáp ứng được những nội dung cơ bản sau: * Tình yêu thương là sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống. Đó là tình cảm tốt đẹp nhất, là món quà tuyệt vời mà Câu 5 tạo hoá đã ban tặng. * Bàn luận: - Biểu hiện của tình yêu thương: cảm thông, quan tâm, giúp đỡ những 1,5 người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; yêu mến, trân trọng những người có phẩm chất đạo đức, tình cảm cao đẹp (d/c) - Được sống trong tình yêu thương, sống để yêu thương mỗi chúng ta sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc, có thêm niềm tin, sức mạnh và khát khao vươn tới. - Cuộc sống sẽ trở nên khô cằn, u tối nếu thiếu tình yêu thương, nếu xung quanh ta là những người vị kỉ. * Liên hệ: Mỗi chúng ta phải luôn thắp lên ngọn lửa yêu thương, kết nối trái tim của triệu triệu con người. * Yêu cầu về kĩ năng: học sinh nắm được kĩ năng làm bài văn cảm nhận về một nhân vật trong tác phẩm truyện thơ nôm. Bài viết có bố cục rõ ràng, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. * Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Câu 6 A. Mở bài - Giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều; giới thiệu vị trí đoạn trích 0,5 “Chị em Thúy Kiều”. - Nêu cảm nhận khái quát về vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích.
- B. Thân bài 1. Khái quát về giá trị đoạn trích: - Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật 0,5 ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để ngợi ca vẻ đẹp con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. 2. Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều: a) Mở đầu đoạn trích Nguyễn Du khái quát vẻ đẹp của hai Kiều và khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân: - Khái quát vẻ đẹp hai Kiều: vẻ đẹp trang trọng quí phái, mười phân vẹn 0,5 mười. - Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. b)Vẻ đẹp của Thúy Kiều: * Vẻ đẹp hình thức: - Vẻ đẹp của Kiều hội tụ ở đôi mắt: Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. 1,0 ->Bút pháp ước lệ tượng trưng “Làn thu thủy nét xuân sơn” gợi đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu; lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Hình ảnh nàng Kiều hiện lên lộng lẫy, sắc nước hương trời khiến “hoa ghen, liễu hờn”. Vẻ đẹp đó còn thể hiện phần tinh anh của trí tuệ , sự mặn mà của tình cảm, như tiềm ẩn phẩm chất cao quí- tài và tình rất đặc biệt của nàng. * Vẻ đẹp tài năng: Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm. Cung thương lầu bậc ngũ âm, 0,75 Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. - Kiều là người con gái đa tài, trời phú cho nàng tư chất thông minh nên tài nào cũng đạt đến độ hoàn thiện, xuất chúng: đủ cả cầm, kì, thi, họa. - Đặc biệt là tài đàn của nàng vượt trội hơn hẳn: tài biểu diễn, sáng tác. * Vẻ đẹp tâm hồn: Khúc nhà tay lựa nên chương, 0,75 Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân. - Kiều đã soạn riêng một khúc đàn bạc mệnh mà ai nghe cũng não lòng
- “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Đó là tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm, tiếng đàn thuộc về thân phận bạc bẽo mong manh. => Chân dung của Kiều mang tính cách số phận. Sắc đẹp và tài năng của Kiều khiến tạo hóa ghen ghét đố kị “hoa ghen, liễu hờn”. Dự báo cuộc đời nàng sẽ gặp nhiều éo le, đau khổ, một tương lai dâu bể sẽ xô cuốn đời nàng. 3. Đánh giá: - Bằng việc sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng cùng với tâm hồn mẫn cảm, sự tài hoa trong việc chắt lọc, trau chuốt ngôn từ, Nguyễn Du đã 0,5 khắc họa thật sinh động vẻ đẹp hình thức, tài năng, tâm hồn của Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp của Kiều chính là biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân văn trong ngòi bút Nguyễn Du. C. Kết bài: - Khẳng định lại giá trị đoạn trích. 0,5 - Nêu cảm nghĩ của bản thân. Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng nhũng bài viết sáng tạo, có chất văn. Lưu ý: Điểm bài thi là tổng điểm các câu cộng lại, tính theo thang điểm 10, điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5. ĐỀ 19 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút ) I/ VĂN – TIẾNG VIỆT (4,0 điểm): Câu 1: (2 điểm) Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân. Nêu chủ đề của truyện. Câu 2: (2 điểm) Kể tên các cách phát triển từ vựng. Giải thích nghĩa của từ “sốt” trong hai câu sau: a- Anh ấy bị sốt cao. b- Cuối năm, các siêu thị đang trong cơn sốt hàng điện tử. II/ LÀM VĂN: (6,0 điểm)
- Hãy kể lại một việc tốt em đã làm, khiến bố mẹ ( hoặc thầy cô) vui lòng. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN 9 1/ Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định. 2/ Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra. 3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 1 chữ số thập phân. Điểm toàn bài tối đa là 10,0 điểm. Câu Đáp án Điểm I/ VĂN –TIẾNG VIỆT ( 4 điểm) Câu 1 - Tóm tắt truyện ngắn “Làng” - Kim Lân 1,5 ( 2 Yêu cầu : Tóm tắt ngắn gọn; đảm bảo được nội dung cốt truyện ( điểm) Mở đầu, diễn biến, kết thúc ). Đảm bảo nội dung cơ bản sau : + Trong kháng chiến ông Hai là người làng chợ Dầu, có lòng yêu làng quê thắm thiết, buộc phải rời làng, đi tản cư. + Ở nơi tản cư, ông nghe tin đồn làng chợ Dầu theo giặc ông rất khổ tâm và xấu hổ. + Khi tin làng ông theo Tây là tin thất thiệt, được cải chính thì ông lại vui vẻ, phấn chấn như xưa – khoe lòng yêu nước, yêu làng của mình. Chủ đề :Truyện thể hiện tình yêu nước chân thật, trong sáng của 0,5 nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Câu 2 - Có hai cách phát triển từ vựng: ( 2 + Phát triển về nghĩa: theo phương thức ẩn dụ và hoàn dụ 0,5 điểm) + Phát triển về số lượng: tạo thêm từ mới và mượn từ ngữ của tiếng 0,5 nước ngoài. - Giải nghĩa từ “ sốt ”:
- + Trong câu a: “ sốt ” là sự tăng nhiệt độ của cơ thể người lên quá mức bình thường do bị bệnh. 0,5 + Trong câu b: “ sốt ” là sự tăng đột ngột về nhu cầu mua hàng hóa, khiến hàng trở nên khan hiếm, giá tăng nhanh. 0,5 II/ LÀM VĂN ( 6 điểm ) - Mở bài: 1,0 Giới thiệu câu chuyện ( việc tốt) em đã làm khiến bố mẹ ( thầy cô) vui lòng. - Thân bài: 4,0 Kể việc tốt theo trình tự: + Tình huống diễn ra sự việc. + Sự việc diễn ra như thế nào. + Tâm trạng của em khi thấy bố mẹ (thầy cô) vui lòng. + Thái độ, tâm trạng của bố mẹ (thầy cô) đối với việc tốt đã làm. + Nghĩ về đức hy sinh của cha mẹ ( thầy cô) đã dạy dỗ. + Kết thúc sự việc ( câu chuyện). - Kết bài: 1,0 Ý nghĩa câu chuyện, suy nghĩ của bản thân, lời khuyên với mọi người. *Yêu cầu cần đạt : - Cách kể tự nhiên, chuyện kể mạch lạc , có bố cục đủ 3 phần. - Có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt : tự sự kết hợp nghị luận, miêu tả và miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại. *Biểu điểm : - Điểm 5-6: Đảm bảo các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, hợp lý; tự sự kết hợp nghị luận, miêu tả nội tâm, sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại. - Điểm 3-4: Đảm bảo ½ yêu cầu của điểm 5-6, sai vài lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả, đặt câu. - Điểm 1-2: Bài viết sơ sài, sai nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt, đặt câu. HẾT
- ĐỀ 20 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian: 90 phút I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đầu câu em cho là đúng nhất ra tờ giấy làm bài. Câu 1: Có mấy cách dẫn lời nói hay dẫn ý nghĩ của người hoặc nhân vật? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 2: Trong các từ “xuân” sau đây (trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa chuyển? A. Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân. B. Làn thu thủy nét xuân sơn. C. Ngày xuân con én đưa thoi. D. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Câu 3: Từ ngữ tiếng Việt mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất? A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Anh. C. Tiếng Hán. D. Tiếng Nga. Câu 4: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống ( ) trong câu sau: Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là .: A. nói móc. B. nói leo. C. nói mát. D. nói hớt. Câu 5: Trong các từ Hán - Việt sau, yếu tố “phong” nào có nghĩa là “gió”? A. Phong lưu. C. Cuồng phong. B. Phong kiến. D. Tiên phong. Câu 6: Trong những cách nói sau, cách nói nào không sử dụng phép nói quá? A. Chưa ăn đã hết. B. Đứt từng khúc ruột. C. Một tấc đến trời. D. Sợ vã mồ hôi. Câu 7: Câu: “Xin ông đừng giận cháu!” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì? A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến. C. Câu cảm thán. D. Câu trần thuật. Câu 8: Các thành ngữ: ăn ốc nói mò, ăn không nói có, ăn gian nói dối, liên quan đến phương châm hội thoại nào ? A. Phương châm về chất. B. Phương châm cách thức. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ. II. Đọc – hiểu văn bản (2,5 điểm)
- Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” (Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 2: Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào? Câu 3: Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy? “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.” Câu 4: Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại? III. Tập làm văn (5,5 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ sau: Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) Câu 2: (3,5 điểm) Hãy kể một kỉ niệm sâu sắc nhất của em với thầy(cô) giáo cũ mà em nhớ mãi. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI Môn: Ngữ văn 9 I.Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm)
- Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A C B C D B A Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: nghị luận 0,5 2 Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa 0,5 giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn II.Đọc hóa dân tộc; giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương – hiểu Đông với cái hiện đại và mới mẻ. (2,5 3 - Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, 0,25 điểm) phương Đông. - Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao: Tác giả muốn khẳng định và nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc phương Đông trong con người Bác. 0,25 4 HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý: + Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có 0,5 chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai. + Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt 0,5 đẹp mang bản sắc dân tộc. III. 1 Cảm nhận về bức tranh mùa xuân trong đoạn thơ. Tập Yêu cầu: làm văn - Đảm bảo thể thức một đoạn văn. 0,25 (5,5 - Cảm nhận sâu sắc, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả. 0,25 điểm) - Nội dung cảm nhận cần nêu bật được các ý cơ bản sau: + Bằng bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa nên một bức tranh khung cảnh thiên nhiên 0,25 mùa xuân với vẻ đẹp riêng thật tươi đẹp. + Hai dòng thơ câu gợi tả mùa xuân theo cách riêng của tác giả vừa nói về sự trôi chảy của thời gian vừa gợi
- không gian. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba – tháng cuối của mùa xuân. Giữa bầu trời xuân mênh mông bao la, những cánh én bay đi bay lại như thoi đưa. Các hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa (con én đưa 0,5 thoi), hoán dụ (thiều quang ), phụ từ đã không chỉ gợi lên sự trôi chảy quá nhanh của thời gian mà còn gợi lên cả sự sống động, trong sáng, ấm áp, tinh khôi của đất trời xuân đồng thời gợi cảm giác bâng khuâng, nuối tiếc của lòng người + Hai dòng thơ tiếp là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Thảm cỏ non xanh mơn mởn trải rộng tới chân trời tạo gam màu nền cho bức tranh xuân (Cỏ non xanh tận chân trời). Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng (Cành lê trắng điểm một vài bông hoa). Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu, sự phối sắc tài tình. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo ý thơ cổ Trung Hoa: Phương thảo liên thiên bích/Lê chi sổ 0,5 điểm hoa vào trong thơ mình. Chữ điểm làm cho cảnh vật thêm sinh động có hồn chứ không hề tĩnh tại. + Chỉ với vài nét vẽ nghệ thuật cùng ngôn ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm, Nguyễn Du đã để lại cho đời một bức tranh khung cảnh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp. Ông xứng đáng được tôn vinh là cây bút miêu tả bậc thầy 0,25 2 Yêu cầu về kĩ năng - Bài viết đúng thể loại văn tự sự. Người viết chủ yếu 0,5 dùng phương thức biểu đạt tự sự, có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận để diễn tả làm tăng sức truyền cảm, hấp dẫn của truyện. - Bố cục rõ ràng, đủ ba phần: Mở bài (đưa dẫn kỷ niệm của mình với thầy hoặc cô giáo được chọn kể), thân bài (kể về diễn biến câu chuyện), kết bài (khép lại câu
- chuyện, bộc lộ ấn tượng sâu đậm nhất) 0,5 - Biết sử dụng thích hợp các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm . Về nội dung: 0,5 - Kỉ niệm được chọn kể phải sâu sắc và mang ý nghĩa tích cực, có tác động giáo dục đối với mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học trò. - Truyện tạo được tình huống và cốt truyện hấp dẫn, được đưa dẫn, được trình bày diễn biến và được kết thúc một 0,5 cách tự nhiên. Nhân vật thể hiện những hành vi, cử chỉ, điệu bộ, tâm lí phù hợp với tình huống truyện, thực sự trở thành linh hồn của truyện, tỏa sáng chủ đề tư tưởng của truyện. 1,5 Cách cho điểm: Điểm 3 – 3,5: Hiểu đề, đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng như trên. Điểm 2 - 2,75: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ. Điểm 1-1,75: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu của đề, có thể mắc một vài lỗi nhỏ. Điểm 0,25 – 0,75: Bài viết còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề.