2 Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn 2021 - Đề số 1

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi:

“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.”

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử.

II. Tập làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Cho câu chủ đề sau: “Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại”.

Hãy triển khai thành đoạn văn nghị luận.

doc 5 trang Phương Ngọc 16/02/2023 7700
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doc2_de_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc

Nội dung text: 2 Đề khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

  1. Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn 2021 - Đề số 1 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: “Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng vì bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu lúc đó phả ra thơm tho lạ thường.” Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1đ): Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả như thế nào? Câu 3 (1,5đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về tình mẫu tử. II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Cho câu chủ đề sau: “Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại”. Hãy triển khai thành đoạn văn nghị luận. Câu 2 (5đ): Phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. Đáp án đề thi khảo sát chất lượng lớp 9 môn Văn (Đề số 1) Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng. Câu 2: Người mẹ trong đoạn trích được miêu tả: không còm cõi xơ xác quá như lời người cô nói. Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Câu 3:
  2. Cảm nghĩ về tình mẫu tử: học sinh tự nêu những cảm nhận của mình bằng đoạn văn ngắn. II. Tập làm văn: Câu 1: - Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: • Câu chủ đề có thể là câu mở đầu hoặc câu kết tùy theo cách diễn đạt. • Các câu luận cứ phải có kết nối với nhau và đều phản ánh nội dung câu chủ đề. • Giọng văn trôi chảy, mạch lạc không mắc lỗi lặp từ, sai cú pháp, lủng củng. Câu 2: Dàn ý Phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật chị Dậu. 2. Thân bài a. Trước khi đánh tên cai lệ • Chạy vạy khắp nơi kiếm tiền nộp sưu để chồng không bị đánh. • Chấp nhận bán đứa con gái đầu lòng để có tiền nộp sưu cứu chồng. • Khi chứng kiến cảnh chồng bị bọn chúng đánh đập dã man thì vô cùng đau xót, gào khóc giữa đình làng. • Khi chồng về nhà trong bộ dạng bị thương nặng chị Dậu ân cần chăm sóc, xót xa trước sự đau đớn của chồng. → Một người vợ hết lòng yêu thương chồng, sẵn sàng làm mọi thứ vì chồng. b. Khi đánh tên cai lệ • Ban đầu nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự: xưng cháu gọi bọn cai lệ là ông. • Cố gắng nhẫn nhịn, khẩn khoản van xin chúng để chúng không hành hạ chồng. • Khi chúng sấn sổ, quát tháo đòi mang chồng đi đánh, chị Dậu xám mặt chạy đến ngăn cản. • Khi bị bọn chúng đánh vào người mình, không thể chịu đựng được nữa, chị vùng lên đánh trả bằng hết sức mình. → Tâm lí của chị Dậu được miêu tả theo cấp độ tăng tiến: bọn cai lệ càng hung hăng, bạo ngược bao nhiêu chị càng vùng dậy chống trả lại bấy nhiêu. 3. Kết bài
  3. Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 năm 2021 môn Văn - Đề số 2 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.” Câu 1 (0,5đ): Nêu câu chủ đề của văn bản. Câu 2 (1đ): Từ đoạn văn trên, em hãy kể ra những “giá trị có sẵn tốt đẹp” của bản thân mình. Câu 3 (1,5đ): Đoạn văn giúp em nhận ra điều gì? (Trình bày bằng một đoạn văn). II. Tập làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết đoạn văn với câu chủ đề: “Mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.” Câu 2 (5đ): Suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao. Đáp án đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 9 môn Văn (Đề số 2) Câu 1: Câu chủ đề của đoạn văn: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Câu 2: Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau: • Giá trị có sẵn tốt đẹp của em là gì? • Em đã thể hiện giá trị đó như thế nào? • Em cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn?
  4. Câu 3: Bài học rút ra sau đoạn văn: • Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó. • Sớm nhận ra những yếu điểm của mình và có biện pháp khắc phục chúng để hoàn thiện bản thân hơn. • Có ý thức rèn luyện lối sống lành mạnh, tốt đẹp. II. Tập làm văn: Câu 1: Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau: • Câu chủ đề có thể là câu mở đầu hoặc câu kết tùy theo cách diễn đạt. • Các câu luận cứ phải có kết nối với nhau và đều phản ánh nội dung câu chủ đề. • Giọng văn trôi chảy, mạch lạc không mắc lỗi lặp từ, sai cú pháp, lủng củng. Câu 2: Dàn ý Suy nghĩ của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc. 2. Thân bài a. Lão Hạc trước khi bán cậu Vàng • Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam, cuộc sống đói khổ phải ăn khoai, ăn củ chuối và mọi thứ có thể ăn. • Tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình: Lão gọi con chó là cậu Vàng, coi nó như con của mình; hằng ngày chăm sóc và bầu bạn với nó. → Cậu Vàng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Lão Hạc. → Sự đói nghèo không làm lão tha hóa biến chất mà còn góp phần bộc lộ những tính cách, phẩm chất tốt đẹp của lão. b. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng • Lão suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở rất nhiều mới quyết định bán cậu Vàng. • Hình ảnh đám người bắt cậu Vàng đi gây ám ảnh trong lòng lão Hạc khiến lão luôn day dứt. Sự ra đi của cậu Vàng làm cho lão buồn phiền vì lão chỉ có cậu bầu bạn và lão coi cậu như con mình.
  5. • Cái chết của Lão Hạc: Chết để tự giải thoát kiếp sống mòn; vì quá thương con, muốn giữ trọn vốn liếng cho con, giữ tiếng cho con. Chết để tránh bị đẩy vào con đường tha hóa, biến chất. Và để bù đắp tội lỗi vì đã lừa bán cậu Vàng. → Cái chết như một sự hi sinh tàn khốc vì tương lai, nó chứng tỏ sự bế tắc của hiện tại và minh chứng cho tấm lòng lương thiện của lão. → Hình tượng Lão Hạc được nhà văn Nam Cao xây dựng vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi thương gợi được sự thương cảm, đau xót từ bạn đọc. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.