11 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được viết năm nào?

A. 1975 B. 1980 C. 1954 D. 1945

Câu 2. Câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.” được trích từ tác phẩm nào?

A.  Tiếng gà trưa. B. Bếp lửa. C. Mây và sóng. D. Ánh trăng.

Câu 3. Xác định trong các câu dưới đây, câu nào đưa ra được đề văn yêu cầu xây dựng một văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống?

A. “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

B. Suy nghĩ về câu “Uống nước nhớ nguồn”.

C. Suy nghĩ về cảnh “Ao tù nước đọng” ở một số làng quê nông thôn.

D. Suy nghĩ về câu “Lá lành đùm lá rách”.

Câu 4. Cho biết thành phần tình thái trong câu “Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”(Nam Cao)?

A. có lẽ B. đấy C. D. bán
doc 33 trang Quốc Hùng 07/08/2023 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "11 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doc11_de_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_9_co_huong_dan_cham.doc

Nội dung text: 11 Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 9 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ 1 ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn: Ngữ Văn Lớp 9 Thời gian: 90 phút Câu 1:(2.0 điểm) a. Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích sau: Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2016) b. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau đây: Đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp. (Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2016) c. Tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích sau và cho biết đó là thành phần biệt lập gì? Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2016) Câu 2: (3.0 điểm) Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục (Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2016) Từ ý thơ trên, hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện tình yêu quê hương của mỗi con người. Câu 3: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2016) .Hết Trang 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 a. - Từ liên kết: Nó 0.25 2.0đ - Phép thế 0.25 b. Khởi ngữ : Đối với việc làm người 0.5 c. - Hình như: là thành phần biệt lập. 0.5 - Thành phần tình thái 0.5 Câu 2 1. Kĩ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội; lập luận chặt chẽ, 0.5 3.0đ bố cục hợp lí; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cơ bản 2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Giải thích: - Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, có nhiều kỉ niệm thời thơ ấu, là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta trong quá trình trưởng thành, 0.5 là nguồn cội của mỗi con người. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc. - Hai câu thơ trên của Y Phương là lời người cha nói với con về ý chí nghị lực và khát vọng xây dựng quê hương của người đồng mình. Họ 0.5 xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình : Tự đục đá kê cao quê hương => Đó cũng chính là cách thể hiện tình yêu quê hương của mỗi con người. * Bàn luận về cách thể hiện tình yêu quê hương: Mỗi người đều có cách thể hiện tình yêu quê hương khác nhau. Tình yêu quê hương được 0.75 thể hiện ở rất nhiều khía cạnh, nó được biến thành việc làm và hành động cụ thể: + Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. + Tình yêu quê hương luôn gắn với tình yêu gia đình, yêu xóm làng và yêu đất nước. + Luôn có ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp + Phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương + Không chê bai phản bội quê hương + Phê phán những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, làm thay đổi dáng vẻ quê hương - Suy nghĩ của bản thân: + Xây dựng quê hương bằng bàn tay, khối óc, bằng những đóng góp Trang 2
  3. cho cuộc sống + Tu dưỡng đạo đức, tích lũy và trau dồi kiến thức. + Làm đẹp quê hương trong cách ứng xử cuộc sống hàng ngày + Giữ gìn phong tục, tậpquán tốt đẹp của quê hương. + Không ngừng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống để làm rạng danh gia đình, dòng họ, mái trường - đó cũng là cách thiết thực nhất để 0.75 làm rạng danh quê hương, đất nước. + Biết biến thực tế khó khăn thành mục tiêu nỗ lực và cố gắng vươn lên trong cuộc sống + Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình + Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, cần hướng về quê hương song không có nghĩa là chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết tôn trọng và yêu quý tất cả những gì thuộc về Tổ quốc. Câu 3 1. Kĩ năng: Tạo lập được một văn bản nghị luận văn học, có bố cục rõ 5.0đ ràng, lập luận chặt chẽ, lời văn trong sáng, có cảm xúc và giọng điệu 0.5 riêng. Trình bày đúng chính tả và ngữ pháp. 2. Kiến thức: Học sinh cần phải đảm bảo các nội dung: - Phân tích vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm: “ Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê. 0.5 2.1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm. - Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn. Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên con đường đổi mới. - Truyện " Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. - Tiêu biểu là vẻ đẹp về tâm hồn, phẩm chất anh hùng của ba nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm. 2.2.Vẻ đẹp chung của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến 0.5 đường Trường Sơn. - Đó là những cô gái tuổi đời còn trẻ. Vì nhiệm vụ giải phóng miền Nam, họ đã không tiếc tuổi xuân chiến đấu, cống hiến cho đất nước. - Công việc của họ là trinh sát mặt đường gặp nhiều khó khăn nguy Trang 3
  4. - Hình ảnh mùa thu thể hiện duyên dáng và thì thầm ở câu: có đám mây thu ( 1 đ) - Hai câu thơ cuối là quan sát, cảm nhận và suy nghĩ từ hiện tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tân hồn con người. ( 1 đ) - Tính triết lí và suy nghĩ – Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời. ( 1 đ) c/ Kết bài: (0,5đ) - Bài thơ vừa đẹp về hình ảnh, hay về ngôn ngữ và giàu ý nghĩa triết lí. - Một nét đặc sắc về thơ thu. ĐỀ 7 ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn: Ngữ Văn Lớp 9 Thời gian: 90 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(2,0 điểm) Viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi Câu 1. Văn bản nào sau đây không phải là văn bản tự sự? A. Bàn về đọc sách. B. Những ngôi sao xa xôi. C. Bến quê. D. Bố của Xi - mông. Câu 2.Bài thơ “Nói với con” được sáng tác trong thời kì nào? A. Trước Cách mạng tháng 8. B. Trong kháng chiến chống Pháp. C. Trong kháng chiến chống Mĩ. D. Sau 1975. Câu 3.Câu văn sau đây chứa thành phần biệt lập nào? “Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.”(Lão Hạc - Nam Cao) A. Thành phần cảm thán. B. Thành phần phụ chú. C. Thành phần tình thái. D. Thành phần gọi - đáp. Câu 4. Trong những đề bài sau, đề bài nào thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? A. Suy nghĩ về tình trạng bạo lực học đường hiện nay. B. Suy nghĩ về những con người không chịu thua số phận. C.Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ “Có chí thì nên”. D. Suy nghĩ về hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay. II. PHẦN TỰ LUẬN(8,0 điểm) Câu 5 (3,0 điểm). Cho đoạn văn sau: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.” (Ngữ văn 9 - Tập 2) a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Trang 21
  5. b) Chỉ rõ những phép liên kết trong đoạn trích. c) Câu văn “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”là câu đơn hay câu ghép? Câu 6 (5,0 điểm). Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” ( Lê Minh Khuê). HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm). Họ và tên thí sinh SBD HƯỚNG DẪNCHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án A D B C II. PHẦN TỰ LUẬN(8.0 điểm) Câu 5(3.0 điểm) Phần Nội dung Điểm a - Trích trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” 0.5 - Tác giả: Nguyễn Đình Thi. 0.5 b - Phép thế (anh - nghệ sĩ; cái đã có rồi – những vật liệu 0.5 mượn ở thực tại) - Phép lặp (tác phẩm) 0.25 - Phép nối (nhưng) 0.25 - Phép liên tưởng (nghệ thuật - nghệ sĩ - tác phẩm) 0.25 c - Câu ghép 0.75 Câu 6(5.0 điểm) * Yêu cầu về kĩ năng: học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng tiêu biểu, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp Trang 22
  6. *Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể nêu cảm nhận của mình theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tùy tiện. Bài viết phải làm nổi bật được vẻ đẹp của nhân vật Phương Định. Cụ thể cần đảm bảo những ý cơ bản sau: Phần Nội dung Điểm A. Mở - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 0.5 bài - Dẫn vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của nhân vật Phương Định. 1. Khái quát: -Hoàn cảnh sống và chiến đấu: vô cùng khắc nghiệt , nguy hiểm, luôn cận kề cái chết (ở trong một cái hang dưới chân 0.5 cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mỹ diễn ra ác liệt.Công việc hàng ngày là quan sát địch ném bom, đếm số bom chưa nổ và phá bom) B. Thân 2. Vẻ đẹp của Phương Định: bài a. Vẻ đẹp hình thức: - Là cô gái Hà Nội trẻ trung xinh đẹp: + Bím tóc dày, mềm 0.5 + Cổ cao kiêu hãnh + Mắt đẹp + Được nhiều anh lính để ý b. Vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn: - Mang vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của một cô gái Hà Nội 0.75 thích làm đẹp cuộc sống của mình ngay trong hoàn cảnh chiến trường: + Là cô gái nhạy cảm, tự ý thức được vẻ đẹp của bản thân (dẫn chứng) + Hồn nhiên, mơ mộng, dễ xúc động, giàu ước mơ, lạc quan, yêu đời (dẫn chứng) - Tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác cao, quyết tâm hoàn 0.5 thành nhiệm vụ được giao (dẫn chứng) - Gan dạ, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh, không quản khó khăn 0.75 nguy hiểm nhất là trong một lần phá bom (dẫn chứng). - Tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn (dẫn chứng) 0.5 3. Đánh giá: -Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định được xây dựng qua nghệ thuật truyện đặc sắc: sử dụng ngôi kể là nhân vật chính, có 0.5 cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, trẻ trung, đặc biệt thành công ở nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. - Phương Định vừa mang vẻ đẹp chung của các cô gái thanh Trang 23
  7. niên xung phong vừa có vẻ đẹp riêng rất đáng yêu: hồn nhiên, trong sáng, mơ mộng, nhưng cũng rất gan dạ dũng cảm. Ở nhân vật có sự kết hợp giữa vẻ đẹp bình dị và phẩm chất anh hùng. Đó là hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. C. Kết - Khái quát vấn đề vừa trình bày. bài - Liên hệ với thế hệ trẻ hiện nay. 0.5 • Trên đây là những gợi ý về cách chấm điểm, khi chấm GV cần linh hoạt để cho điểm phù hợp. ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 8 Môn: Ngữ Văn Lớp 9 Thời gian: 90 phút Câu 1: (2 điểm) a/ Hoàn thành khổ thơ sau: Mai về miền Nam thương trào nước mắt . Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây . b/ Hãy cho biết khổ thơ trên trích từ bài thơ nào? Sáng tác năm mấy? Trình bày đôi nét về tác giả? Câu 2: (2 điểm) a/ Thành phần biệt lập phụ chú là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? b/ Tìm và ghi rõ tên thành phần biệt lập trong các câu sau: - Là một người con miền Nam – một vùng đất anh hùng trải qua bao nhiêu sương gió, chúng ta cần phải biết rõ trách nhiệm bảo vệ non sông của mình. - Ôi! Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại nhất của đất nước. Câu 3: (6 điểm) Nêu suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Hết Hướng dẫn giáo viên chấm bài Câu 1 a/ Hoàn thành chính xác bài thơ: Trang 24
  8. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 0.5đ Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiều chốn này. 0.5đ b/ Khổ thơ được trích từ bài thơ “Viếng lăng Bác”. Sáng tác 1.0đ năm 1976. Tác giả: Thanh Hải (1930 -1980), tên khai sinh là Phạm Bá 1.0đ Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam những ngày đầu. Câu 2 a/ Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nôi dung chính của câu. Thường đặt giựa hai dấu gạch 1.0đ ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, hoặc giựa một dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn đặt sau dấu hai chấm. b/ - Là một người con miền Nam – một vùng đất anh hùng 0.5đ trải qua bao nhiêu sương gió, chúng ta cần phải biết rõ trách nhiệm bảo vệ non sông của mình. Thành phần phụ chú. - Ôi! Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại nhất của đất nước. Thành phần cảm thán. Câu 3 Viết bài văn nghị luận theo dàn bài sau: 1) Mở bài: Giới thiệu tác giả, xuất xứ bài thơ, nêu nhận 1đ xét, đánh giá sơ bộ của mình. 2) Thân bài: Trình bày những suy nghĩ, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ trên. (Thêm 4đ chứng minh hoặc dẫn chứng thêm trong bài thơ). 3) Kết bài: Khái quát giá trị nghệ thuật, ý nghĩa của bài 1đ thơ. Liên hệ bản thân. *Chú ý: Ngoài các hướng dẫn giải trên nếu học sinh sinh giải có ý đúng thì cho điểm. ĐỀ 9 ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn: Ngữ Văn Lớp 9 Thời gian: 90 phút Câu 1. (2 điểm) Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối bài “ Sang thu” của Hữu Thỉnh: Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Câu 2.(2 điểm) Chỉ ra các thành phần biệt lập trong các câu thơ sau: - Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh – Sang thu) -Ơi con chim chiền chiện Trang 25
  9. Hót chi mà vang trời ( Thanh Hải- Mùa xuân nho nhỏ). Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn sau: Có thể nói, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu, Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. (Lê AnhTrà) Câu 4.(5 điểm) Em hãy phân tích và nêu cảm nhận của mình về bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương Hết A. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 Sấm cũng bớt bất ngờ 2 điểm Trên hàng cây đứng tuổi - Tả thực về thiên nhiên: lúc sang thu sấm đã bớt bất 1 điểm ngờ, hàng cây đã vững vàng không còn giật mình vì tiếng sấm. -Ẩn dụ: Khi con người đứng tuổi, từng trải thì sẽ vững 1 điểm vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời. Trang 26
  10. Câu 2 1 điểm - Thành phần tình thái (Hình như) 0,5 điểm - Thành phần gọi đáp (Ơi) 0,5 điểm Câu 3 * Yêu cầu: 2 điểm Chỉ ra đúng 2 phép liên kết câu trong đoạn * Cho điểm: - Phép thế “Người” thay cho “Chủ tịch Hồ Chí Minh” 1 điểm - Phép lặp: các từ “ văn hóa”, “ Người” được lặp lại nhiều lần trong các câu 1 điểm Câu 4 Yêu cầu chung : 5 điểm Thí sinh phải viết được một văn bản nghị luận thơ, cụ Biểu điểm thể là phân tích một bài thơ. Thí sinh phải trình bày được chấm: nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của - Điểm 4-5: Bài bài thơ “Viếng lăng Bác”. viết đúng các 2).Yêu cầu cụ thể: (Các ý chính cần có) yêu cầu trên, đủ *Mở bài: bố cục 3 phần, - Giới thiệu đôi nét về tác giả Viễn Phương. trình bày mạch - Niềm xúc động thiêng liêng của tác giả khi từ lạc, hành văn miền Nam ra thăm lăng Bác. lưu loát, bộc lộ *Thân bài: ( Phân tích nội dung và nghệ thuật từng khổ được cảm xúc, thơ) không sai lỗi ▪ Khổ thơ thứ nhất: chính tả, câu, - Câu thơ mở đầu: Như một lời thông báo, giọng điệu từ. trang nghiêm, tha thiết phù hợp với cảm xúc của người con - Điểm 2-3: Bài miền Nam lần đầu tiên ra thăm lăng Bác. viết đủ bố cục 3 - Hình ảnh ẩn dụ: “ Hàng tre” => thân thuộc của làng quê phần; đúng Việt Nam, là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường kiểu bài tự sự; của dân tộc “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. - Hình sử dụng đúng ảnh “Hàng tre” được lặp lại ở cuối bài với một nét nghĩa ngôi kể; đảm bổ sung “ cây tre trung hiếu” gây ấn tượng sâu sắc và thể bảo nội dung hiện dòng cảm xúc được trọn vẹn. sự việc được kể ▪ Khổ thơ thứ 2: nhưng vận - Được tạo nên từ hai cặp câu với hình ảnh thực và hình dụng các yếu tố ảnh ẩn dụ sóng đôi. miêu tả, miêu “Mặt trời trong lăng” nói lên sự vĩ đại của Bác, biểu hiện tả nội tâm, biểu sự tôn kính của nhà thơ đối với Bác. cảm, nghị luận “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh chưa sâu sắc; ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện lòng thành kính của còn sai ít lỗi nhân dân với Bác. chính tả, câu, Trang 27
  11. ▪ Khổ thơ thứ 3: từ. - Diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong - Điểm 1-2: Bài lăng. viết sơ sài, - Hình ảnh “Vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nghĩ đến tâm thiếu nhiều ý; hồn trong sáng và cao đẹp của Bác. không kết hợp - Nỗi đau xót của nhà thơ được thể hiện trực tiếp Mà sao được các yếu tố nghe nhói ở trong tim. miêu tả, miêu ▪ Khổ thơ cuối: tả nội tâm, biểu - Điệp từ Muốn làm thể hiện tâm trạng lưu luyến của tác cảm, nghị luận; giả, muốn được ở mãi bên lăng Bác, muốn hoá thân vào hành văn lủng cảnh vật bên lăng Bác. củng, rời rạc; *Kết bài: bố cục không - Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ. đầy đủ, sai - Tác dụng, liên hệ. nhiều lỗi câu, chữ. - Điểm 0: Lạc đề (lạc sang văn nghị luận hoặc kể lại truyện). ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 10 Môn: Ngữ Văn Lớp 9 Thời gian: 90 phút Câu 1: (2 điểm) Bỗng nhận ra hương ổi . Sương chùng chình qua ngõ . a/ Hoàn thành chính xác khổ thơ trên. b/ Khổ thơ trên trích từ bài thơ nào? Trình bày đôi nét về tác giả của bài thơ trên? Câu 2: (2 điểm) Trang 28
  12. a/ Khởi ngữ là gì? Tìm khỏi ngữ trong câu sau: - Giàu, tôi đã giàu rồi. b/ Thành phần biệt lặp tình thái là gì? Xác định thành phần biệt lặp trong các câu sau: - Ôi! Thật tội cho đứa bé. - Có lẻ hôm nay trời mưa lớn lắm đây. Câu 3: (6 điểm) Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chinh hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. (Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9 HKII) Phân tích bài thơ trên và nêu suy nghi của em về bài thơ đó. Lưu ý: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Hướng dẫn chấm bài a/ Ghi lại hoàn chỉnh khổ thơ như sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se 0.25đ Sương chùng chình qua ngõ Câu 1 Hình như thu đã về 0.25đ Trang 29
  13. b/ Khổ thơ trích từ bài “Sang Thu” của Hữu Thình. 0.5đ - Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc. Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì 1đ kháng chiến Mĩ cứu nước, viết nhiều viết hay về con người, cuộc sống và về mùa thu. a/ Khởi ngữ là thành phần của câu đứng trước chủ ngữ 0.5đ dùng để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ có thể có các quan hệ từ: về, đối với, * Giàu, tôi đã giàu rồi. 0.5đ b/ Thành phần biệt lập tình thái dùng để thể hiện cách Câu 2 nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong 0.5đ câu. Có thể có các từ: Chắc, có lẻ, * Xác định như sau: - Ôi! Thật tội cho đứa bé. Thành phần biệt lập cảm 0.25đ thán. 0.25đ - Có lẻ hôm nay trời mưa lớn lắm đây. Thành phần biệt lập tình thái. Câu 3 Tất cả các thií sinh làm theo ý riêng của mình. Nhưng phải chủ yếu tập trung vào dàn bài sau: Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm. Giá trị nội 1đ dung và nghê thuật của bài thơ. Thân bài: - Phân tích bài thơ: về nội dung, nghệ thuật. 2đ - Lồng ghép suy nghĩ của em qua từng khổ thơ, câu thơ. 2đ Kết bài: Nêu suy nghĩ chung của em. Liên hệ thực tế. 1đ Ngoài ra, còn nhiều cách làm bài khác. Chỉ cần thí sinh làm đúng thì Giáo viên cứ điểm tuyệt đối. ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 11 Môn: Ngữ Văn Lớp 9 Thời gian: 90 phút Câu 1(2.0 điểm) a. Chỉ ra thành phần biệt lập và các phép liên kết câu trong đoạn văn sau: Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom (Những ngôi sao xa xôi / Lê Minh Khuê) b. Tìm hàm ý trong câu in đậm của đoạn văn sau: Chị Dậu vừa nói vừa mếu: Trang 30
  14. - Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. (Tắt đèn / Ngô Tất Tố) Câu 2 (3.0 điểm) Viết một bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về việc sử dụng điện thoại di động của học sinh hiện nay. Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (SGK Ngữ văn 9, Tập 2, Tr 58, NXB GD 2011) Hết HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II I. Hướng dẫn chung 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Tùy theo mức độ sai phạm mà trừ điểm từng phần cho hợp lí. Với Câu 2 và Câu 3, tuyệt đối tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo. 2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Làm tròn điểm số sau khi cộng điểm toàn bài (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0). II. Đáp án và thang điểm Trang 31
  15. CÂU YÊU CẦU ĐIỂM 1. a. Thành phần biệt lập và phép liên kết - Thành phần biệt lập tình thái: Dường như 0.5 - Phép liên kết câu: + Phép thế: Nó thay thế cho chiếc kim đồng hồ 0.5 + Phép nối: còn(đằng kia) 0.5 b. Hàm ý: con sẽ phải đi ở cho nhà người khác. 0.5 2. Suy nghĩ về việc sử dụng điện thoại di động của học sinh hiện nay. a. Về kỹ năng - Biết cách viết một bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Văn phong trong sáng, lập luận chặt chẽ, bày tỏ được quan điểm, suy nghĩ của cá nhân. b. Về nội dung Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là một số định hướng gợi ý chấm bài: - Giới thiệu về tầm quan trọng của điện thoại di động đối với cuộc 0.5 sống hiện nay, trong đó có học sinh. - Nêu thực trạng việc sử dụng điện thoại di động của học sinh. 0.5 - Những nguyên nhân khiến học sinh sử dụng điện thoại di động. 0.5 - Những lợi ích và tác hại khi học sinh sử dụng điện thoại di động. 1.0 - Rút ra bài học về việc sử dụng điện thoại di động như thế nào 0.5 cho hợp lí. 3. Cảm nhận về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương a. Về kỹ năng - Biết cách viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ; bố cục mạch lạc; không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt, b. Về kiến thức Thí sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung chính như sau: - Đoạn thơ gồm hai khổ đầu bài thơ, là đoạn thể hiện những cảm 0.5 xúc, suy ngẫm của nhà thơ trước khi vào lăng viếng Bác. - Trong khổ thơ đầu, cách xưng hô con – Bác đã gợi mối quan hệ 1.5 giữa người con miền Nam với Bác thật gần gũi, ấm áp. Tuy có Trang 32
  16. dùng cách nói giảm (dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng”) nhưng nỗi thương tiếc, xúc động của nhân vật trữ tình vẫn bộc lộ rõ. Từ nỗi xúc động ấy, nhà thơ nhìn hình ảnh hàng tre nơi lăng Bác như một biểu tượng chỉ sức sống của dân tộc đang quây quần bên Bác. - Khổ thơ thứ hai là những suy ngẫm về vai trò của Bác với dân 2.0 tộc và tình cảm của dân tộc với lãnh tụ. Bác được ví như mặt trời bất tử, đem lại nguồn sống mới cho dân tộc và vì thế, hình ảnh đoàn người ngày ngày vào lăng “kết tràng hoa” viếng Bác lại phản ánh tình cảm kính yêu và lòng biết ơn vô hạn của dân tộc với lãnh tụ. - Cũng như cả bài thơ, ngôn từ trong đoạn thơ tuy giản dị tự nhiên 1.0 mà cô đọng hàm súc. Hình ảnh thơ có sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa tả thực và biểu tượng. Hết Trang 33